Tuần về động vật hoang dã: Những bức ảnh đẹp nhất được lựa chọn

Cập nhật: 08/03/2022 Chuyên mục: Ngày Động vật hoang dã Thế giới     
Nguồn: Báo Bảo vệ rừng và môi trường
Hình ảnh động vật hoang dã đẹp nhất của tuần này bao gồm tê tê được giải cứu, một con cua huỳnh đế đang kiếm ăn và con báo đen chụp ảnh bằng bẫy ảnh ở Laikipia, Kenya.

Một con bướm dấu phẩy (Polygonia c-album ) ở vùng núi Carpathian, Romania. Việc nhìn thấy bướm này đã giảm gần một nửa vào năm ngoái. Nguyên nhân của sự suy giảm là do mất đất và sử dụng thuốc diệt côn trùng.  (Ảnh: Geoffrey Swaine / Rex / Shutterstock)

Một con công đang quạt đuôi ở Công viên Quốc gia Wilpattu, Sri Lanka. (Ảnh: Xinhua / Rex / Shutterstock)

Một công nhân tại khu bảo tồn động vật hoang dã Libassa đưa nước cho một con tê tê được cứu khỏi một thợ săn ở ngoại ô Monrovia, Liberia. Tê tê chủ yếu hoạt động vào ban đêm, chui qua những khúc gỗ chết để tìm kiến ​​và mối. Loài này đang bị đe dọa ngày càng tăng và vẫn là món ngon ở đất nước Tây Phi nghèo khó. (Ảnh: John Wessels / AFP / Getty)

Kỳ nhông biển trên đảo Santa Cruz, Ecuador. Kỳ nhông biển là loài thằn lằn duy nhất trên thế giới có khả năng sống trên biển và là loài đặc hữu của quần đảo Galapagos. (Ảnh: Daniela Brik / EPA)

Cua huỳnh đế kiếm ăn trên đảo Pulau Hantu của Singapore. (Ảnh: Xinhua / REX / Shutterstock)

Một con báo đen chụp ảnh bằng bẫy ảnh ở Laikipia, Kenya. Nhiếp ảnh gia Will Burrard-Lucas đã mô tả đây là Bức ảnh đẹp nhất của anh ấy. Anh ấy nói: “Đó là một khoảnh khắc không thể tin được. Một con báo đen – sinh vật hiếm có, gần như vô hình – được chụp ảnh trong đêm tối. Tôi không biết thế giới sẽ phản ứng như thế nào”. (Ảnh: Will Burrard-Lucas)

Một con cò mang vật liệu làm tổ đến tổ của nó ở Hessian Ried ở Biebesheim, Đức. Một số lượng lớn các loài chim di cư hùng vĩ đã sống ở Biebesheim trong nhiều năm. (Ảnh: Boris Roessler/AP)

Các tình nguyện viên từ cộng đồng địa phương thả rùa con xuống biển trên bãi biển Lampuuk, Aceh Besar, Indonesia. Những con rùa con được thả xuống biển như một phần trong nỗ lực của các nhà bảo tồn nhằm tăng dân số của một loài có nguy cơ tuyệt chủng và thúc đẩy bảo vệ môi trường đối với người dân địa phương. (Ảnh: Hotli Simanjuntak / EPA)

Hậu Thạch (Theo TheGuardian)