Trải nghiệm văn hóa Hội An tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Vào ngày 17 và 18/2 (mùng 8 và 9 tháng Giêng), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức “Vui Xuân Giáp Thìn - Sắc thái văn hóa Hội An”.

Khánh Hòa: Lấy văn hóa nghề biển làm “linh hồn” phát triển du lịch

Tổ dân phố Bích Đầm nằm ở mặt ngoài đảo Hòn Tre (thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), gần với tuyến hàng hải quốc tế. Bao đời nay, bà con sinh sống bằng nghề biển, khi Nha Trang phát triển mạnh du lịch biển, đảo, thì Bích Đầm chuẩn bị hình thành làng du lịch cộng đồng kiểu mẫu, lấy văn hóa nghề biển làm “linh hồn” phát triển.

Liên kết trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Trong 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co có sự tương đồng với di sản của Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và đã trở thành di sản văn hóa đa quốc gia của nhân loại. Ở tầm toàn cầu, loại hình di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia, liên khu vực là xu thế đang được các nước thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng xu thế này, thời gian qua, việc ghi danh di sản liên tỉnh, liên vùng ở nước ta cũng có bước khởi động, nhằm huy động nguồn lực bảo vệ và phát huy tốt hơn các giá trị di sản.

Đầu xuân khám phá di sản rừng thiêng Lam Kinh

Thật hiếm có di tích nào được như Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Trải qua ngót 600 năm với nhiều biến động, dân cư và đô thị vây quanh, nhưng đến nay di tích Lam Kinh vẫn được bao bọc, che phủ bởi rừng nguyên sinh. Rừng Lam Kinh không còn là rừng đơn thuần, mà là rừng thiêng - nơi Anh hùng dân tộc Lê Lợi dấy nghĩa, nơi ẩn chứa những câu chuyện về lịch sử, văn hóa, tâm linh.

Phát huy giá trị văn hóa và thiên nhiên gắn với phát triển du lịch

Lâm Đồng ở phía nam Tây Nguyên, vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và văn hóa đa dạng của các dân tộc cùng giá trị tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan độc đáo.

Lễ hội xuân: Nơi bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao

Lẫn trong tiếng khèn dìu đặt, tiếng sáo gọi bạn vi vút ngân vang vào vách núi, là náo nức tiếng hát giao duyên trầm bổng của những đôi trai gái xúng xính quần áo, váy mới, hòa cùng bản nhạc của hoa đào, hoa mận, của mầm xanh cựa mình vươn chồi biếc, tạo nên một cung đàn mùa xuân đầy màu sắc giữa đất trời vùng cao phía Bắc. Lên vùng cao những ngày đầu xuân, không khí rạo rực và tưng bừng của lễ hội xuân khiến lòng người phấn chấn, thêm yêu vùng đất này.

Lễ hội chùa Keo mùa xuân ở Thái Bình được tổ chức trong 4 ngày

Bắt đầu từ ngày 13/2 (tức ngày mùng 4 Tết Giáp Thìn), nhiều hoạt động văn hóa đa dạng, hấp dẫn trong lễ hội mùa xuân sẽ diễn ra tại chùa Keo, ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi ở xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).

Chuyện về người lưu giữ văn hóa dân tộc Thái - Sơn La

Tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, rất nhiều người có uy tín được cấp ủy, chính quyền đánh giá cao, người dân tin tưởng khi có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản Huế

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Đắk Lắk: Di tích lịch sử Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ - Dliê Ya được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia

Khu căn cứ kháng chiến Cư Jŭ - Dliê Ya là căn cứ đầu não gắn liền với sự phát triển của cách mạng tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cả vùng Tây Nguyên nói chung, ghi dấu nhiều chiến công hiển hách và khẳng định sự trưởng thành của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.