Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của người Sán Chỉ ở Quảng Ninh

Dân tộc Sán Chỉ sống rải rác ở vùng Đông Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh. Vốn là cư dân nông nghiệp sống định canh định cư theo bản, làng nên dân tộc Sán Chỉ có tính cộng đồng cao. Đến nay, dân tộc Sán Chỉ vẫn còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống quý báu.

Cây nêu của người Hà Lăng tỉnh Kon Tum

Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.

“Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa” được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối ngày 31/12, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật làm trang phục của người Mông đen thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tới dự và chia vui với Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc của thị xã.

Quảng Ngãi: Thiêng liêng Lễ chào cờ đầu năm mới trên mũi Ba Làng An

Sáng 1/1/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên Phòng (BĐBP) Quảng Ngãi tổ chức Lễ chào cờ đầu năm 2024. Lễ chào cờ được tổ chức tại mũi Ba Làng An, thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - một địa danh gắn liền với dấu tích Hải đội Hoàng Sa, là điểm đất liền gần nhất đến với quần đảo Hoàng Sa.

Quảng Nam: Hội An công bố gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO

Tối 31/12, thành phố Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ công bố gia nhập Mạng lưới các Thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO. Dự lễ có, đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng đông đảo người dân và du khách.

Khi câu chuyện được kể đúng cách

362.699 người trực tiếp hưởng lợi, 391.090 người gián tiếp hưởng lợi là kết quả ghi nhận được từ 26 dự án liên quan đến di sản văn hóa, được thực hiện trong 5 năm tại ba tỉnh, thành phố do Hội đồng Anh tại Việt Nam tài trợ, phối kết hợp một số cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quan trọng hơn, dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức của những thành viên cộng đồng sở hữu di sản theo hướng tích cực.

Gìn giữ những nhà sàn Thái cổ giữa đại ngàn tỉnh Nghệ An

Là một trong chín bản của xã miền núi Nga My (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), Na Ngân cách trung tâm xã hơn 20km và là bản “vùng trong”, biệt lập giữa đại ngàn Pù Huống. Hơn 70 năm qua, người Thái đã đến đây định cư, lập bản, tạo nên một tiểu vùng văn hóa mang đậm sắc thái riêng có của cộng đồng dân tộc Thái. Điều đặc biệt và hấp dẫn khách phương xa khi đặt chân đến Na Ngân là được chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn với nhiều nét văn hóa Thái cổ.

Quảng Ninh: Bảo tồn, phát huy lễ hội để phát triển du lịch miền núi, hải đảo

Các địa phương khu vực miền núi, hải đảo của Quảng Ninh có thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, độc đáo của các dân tộc thiểu số. Đây chính là điều kiện, nguồn tài nguyên quý để thúc đẩy du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Việc bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có các hoạt động lễ hội, gắn với phát triển du lịch đã mang lại nhiều hiệu quả, dấu ấn riêng.

Thấu hiểu, bảo tồn, phát triển, quảng bá di sản

Việc bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận ở cấp độ quốc gia, tùy từng di sản, có cái đang thuận lợi nhưng về cơ bản là đang gặp nhiều khó khăn.

Cao Bằng: Để “hồn cốt” văn hóa người Tày còn mãi

Nếu ai đã đặt chân đến miền non nước Cao Bằng, không chỉ ấn tượng bởi phong cảnh núi non hùng vĩ, con người thân thiện, mến khách, mà còn luyến lưu, nhớ mãi nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày nơi đây qua những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu, đặc biệt là kỹ thuật tạo hoa văn thổ cẩm từ mặt trái của sản phẩm. Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục 12 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người Tày, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.