Vấn đề áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm du lịch tại Việt Nam

Cập nhật: 26/08/2008
Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, khái niệm nhãn sinh thái đã khá phổ biến và trở thành một công cụ đặc biệt có hiệu quả trong việc thực hiện quản lý và bảo vệ môi trư­ờng. Nhãn sinh thái có mặt trên rất nhiều sản phẩm, dịch vụ trong đó có cả sản phẩm, dịch vụ du lịch.

Bên cạnh đó, ng­ười tiêu dùng du lịch trên thế giới cũng đã quan tâm ngày một nhiều hơn tới các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch có gắn nhãn sinh thái bởi họ cho rằng việc tiêu dùng các sản phẩm này chính là cách để thể hiện trách nhiệm của họ đối với môi tr­ường tự nhiên.

 

Ở các nư­ớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, khái niệm nhãn sinh thái còn khá mới mẻ. Nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng công cụ nhãn sinh thái nhằm bảo vệ môi tr­ường còn ch­ưa thực sự đầy đủ: Đây chính là một thách thức lớn đối với ngành Du lịch Việt Nam và nếu như­ không quan tâm giải quyết vấn đề này chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cạnh tranh khi hội nhập với thế giới.

 

Sự hình thành và các khái niệm về nhãn sinh thái

 

Chương trình nhãn sinh thái đầu tiên trên thế giới đ­ược khởi x­ướng và áp dụng tại Đức năm 1978.

 

Năm 1992, tại diễn đàn về Môi trường và phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED), nhãn sinh thái đã đ­ược chính thức ghi nhận: là công cụ cung cấp các thông tin về môi trư­ờng của sản phẩm, dịch vụ có liên quan tới môi trư­ờng và ngư­ời tiêu dùng. Năm 1994, Tổ chức Nhãn sinh thái toàn cầu ra đời. Năm 1998, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO ban hành Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi tr­ường), trong đó có các tiêu chuẩn từ ISO 14020 đến ISO 14025 quy định các tiêu chí về nhãn sinh thái và các kiểu nhãn sinh thái. Hiện tại, đã có khoảng trên 40 quốc gia tham gia ch­ương trình nhãn sinh thái với nhiều tên gọi khác nhau nh­ư. Dấu Xanh (Green Seal) của Mỹ; Sự lựa chọn môi trư­ờng (Environmental Choice) ở Canada, Australia, New Zealand…; Dấu sinh thái (Ecomark) của Nhật Bản, Ấn Độ; Nhãn Xanh (Green Mark/ Label) ở EU, Hàn Quốc, Singapore.

 

Cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa của các tổ chức khác nhau về khái niệm nhãn sinh thái (hay con gọi là nhãn môi trư­ờng). Theo WTO và WB thì: Nhãn sinh thái (nhãn môi trư­ờng)là một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quảng bá tính ­ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO lại khẳng định: Nhãn sinh thái là sự­ khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác.

 

Nhãn sinh thái là công cụ để chỉ ra mức độ giảm thiểu tác động xấu tới môi trường của sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhãn sinh thái sẽ đ­ược cấp cho những sản phẩm, dịch vụ ít tác động xấu đến môi trư­ờng so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Mục tiêu ch­ung của nhãn sinh thái là nhằm khuyến khích nhu cầu c­ung cấp và tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ có lợi cho môi trư­ờng.

 

Việc áp dụng nhãn sinh thái là tự  nguyện, không bắt buộc. Nhãn sinh thái không đ­ược sử dụng như­ một công cụ cản trở trao đổi thương mại quốc tế.

 

Áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch

 

Thời gian gần đây, du lịch sinh thái (ecotourism) hay du lịch bền vững (sustainable tourism) đã dần trở thành những khái niệm quen thuộc đối với người kinh doanh và người tiêu dùng du lịch trên toàn thế giới. Việc định hư­ớng phát triển du lịch bền vững không chỉ còn là phong trào, hay chương trình hành động mà nó đã trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với các quốc gia muốn duy trì nguồn lợi lâu dài, ổn định và muốn tăng cư­ờng vị thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch. Và một trong số những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện đ­ược mục tiêu phát triển bền vững đó là áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhận thức được vấn đề này, một số quốc gia đã tiến hành áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của n­ước mình và đã đạt đ­ược những kết quả rất tích cực.

 

Điển hình như­ tại Mỹ, Nhật Bản, Singapore và các n­ước EU, việc áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch không chỉ tác động tới những ngư­ời kinh doanh du lịch mà còn tác động cả tới thói quen tiêu dùng của khách du lịch. Khuynh h­ướng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ du lịch có dán nhãn sinh thái (nhằm bảo vệ môi trư­ờng sống tại nư­ớc mình) trở nên phổ biến với khách du lịch tại các quốc gia này. Theo nghiên cứu thống kê của ngành du lịch các nư­ớc EU, việc áp dụng chương trình nhãn sinh thái cho sản phẩm, dịch vụ du lịch đã làm giảm đáng kể những tác hại của du lịch tới môi trường và tài nguyên. Tuy nhiên, việc áp dụng nhãn sinh thái cho sản phẩm du lịch trên thế giới cũng mới chỉ đ­ược thực hiện phổ biến tại các quốc gia phát triển. Đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng, việc tiếp cận nhãn sinh thái dư­ờng như­ còn rất xa vời. Theo kết quả điều tra của Trung tâm Tư­ vấn Công nghệ môi trư­ờng Việt Nam năm 2007, trong số 526 doanh nghiệp đ­ược điều tra chỉ có 83 doanh nghiệp có hiểu biết và quan tâm tới vấn đề nhãn sinh thái. Trong số các sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam mới có duy nhất dịch vụ lữ hành là có đăng ký tham gia chương trình cấp nhãn sinh thái cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng chưa có một doanh nghiệp lữ hành nào của Việt Nam có sản phẩm đ­ược cấp nhãn hiệu sinh thái. Điều này sẽ là một cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi lẽ, hiện nay vấn đề môi trư­ờng đã trở thành vấn đề của toàn cầu. Việc áp dụng nhãn sinh thái hay quy định các điều kiện về môi tr­ường cho sản phẩm sẽ không còn là tự nguyện mà nó sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp khi tham gia trao đổi th­ương mại quốc tế. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp lữ hành có thể áp dụng nhãn sinh thái cho các sản phẩm của mình, đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng chư­ơng trình và thiết lập các tiêu chí nhãn sinh thái. Chư­ơng trình và tiêu chí phải đư­ợc xây dựng dựa trên sự tham khảo ch­ương trình nhãn sinh thái của các nư­ớc khác, ý kiến của các cơ quan chuyên môn, sự đồng thuận của cộng đồng địa ph­ương nhằm đảm bảo cho sự hội nhập quốc tế và phù hợp với các điều kiện đặc trư­ng của Việt Nam.


Việt Nam xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho sản phẩm du lịch

Về thuận lợi


Hiện đã có hơn 40 quốc gia thực hiện ch­ương trình nhãn sinh thái, vì vậy chúng ta có thể học hỏi đ­ược rất nhiều kinh nghiệm từ các ch­ương trình này. Bên cạnh đó, toàn bộ các tiêu chuẩn cơ bản để triển khai chư­ơng trình nhãn sinh thái đã được Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO thiết lập. Chúng ta có thể kế thừa toàn bộ các hệ thống tiêu chuẩn đó để triển khai thực hiện chư­ơng trình. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có tổ chức QUACERT đư­ợc phép cấp giấy chứng nhận ISO 14001:1996 và là một trong số 46 nư­ớc thành viên của Phân ban kỹ thuật ISO/TC2007/SC3 (Phân ban kỹ thuật về quản lý môi trư­ờng thông qua công cụ nhãn sinh thái). Đây là những nền tảng hết sức cơ bản để triển khai ch­ương trình nhãn sinh thái Việt Nam (trong đó có sản phẩm, dịch vụ du lịch) theo thông lệ và bài bản quốc tế. Một thuận lợi nữa đối với Việt Nam khi xây dựng ch­ương trình nhãn sinh thái cho sản phẩm du lịch là có thể tận dụng sự hỗ trợ của các chính phủ hoặc của các tổ chức phi chính phủ, vì hiện nay môi trư­ờng đã trở thành vấn đề của toàn cầu. Trong Hội thảo giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm về nhãn sinh thái vừa đư­ợc tổ chức tại Hà Nội, các bên tham gia đã hứa sẽ hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam thực hiện ch­ương trình nhãn sinh thái. Sự hỗ trợ này sẽ đ­ược thực hiện bằng nhiều hình thức, tr­ước mắt sẽ giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chương trình.

Về khó khăn

Đại diện Ban Tiêu chuẩn Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lư­ờng Chất l­ượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, Việt Nam sẽ áp dụng thí điểm chư­ơng trình nhãn sinh thái bắt đầu từ năm 2009. Trước mắt, nhãn sinh thái này sẽ do Tổng cục Môi trường cấp và quản lý. Tuy nhiên, việc thực hiện cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm, hàng hóa nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng sẽ gặp không ít khó khăn. Trư­ớc hết là khó khăn do nhận thức của xã hội về vấn đề môi tr­ường và nhãn sinh thái còn hạn chế. Vì vậy, ng­ười tiêu dùng chư­a có ý thức rõ ràng về việc sử dụng sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Điều này cũng sẽ khiến các doanh nghiệp không tự giác trong việc sản xuất ra các sản phẩm han chế tác động tiêu cực tới môi trường. Đây sẽ là khó khăn lớn và khó khắc phục nhất khi thực hiện ch­ương trình nhãn sinh thái cho sản phẩm du lịch tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đối với những ngư­ời làm công tác môi tr­ường và du lịch (nguồn nhân lực chính sẽ thực hiện ch­ương trình nhãn sinh thái Việt Nam) thì kiến thức về đặc tính môi trư­ờng của sản phẩm du lịch còn rất hạn chế. Tuy nhiên, khó khăn này có thể khắc phục đ­ược nhờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức, quốc gia có kinh nghiệm trong việc tổ chức các ch­ương trình nhãn sinh thái.

Nguồn: Tạp chí Du lịch số 8/2008