Là các khu vực có giá trị đặc biệt về thiên nhiên và đa dạng sinh học, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn, phát triển các hệ sinh thái, gìn giữ môi trường sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam có 11 Khu dự trữ sinh quyển được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với số lượng này, Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển thế giới đứng thứ 2 Đông Nam Á, sau Indonesia (19 Khu dự trữ sinh quyển).
Ngày 3/11/2021 đã được UNESCO tuyên bố là Ngày quốc tế về khu dự trữ sinh quyển nhằm thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên và sự phát triển bền vững trên toàn thế giới. Năm 2022, Ngày quốc tế về khu dự trữ sinh quyển lần đầu tiên được kỷ niệm trên toàn thế giới.
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là nơi có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như, rừng ngập mặn, rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, sinh thái biển…, mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao.
Đồng Nai có tiềm năng đa dạng, phong phú về du lịch nhưng kết quả đạt được còn khá khiêm tốn. Với một loạt dự án phát triển du lịch - dịch vụ được triển khai trong thời gian tới, Đồng Nai kỳ vọng sẽ tạo được bước đột phá về phát triển du lịch.
Tháng 9/2021, Vườn Quốc gia Núi Chúa tại Ninh Thuận chính thức được UNESCO chấp thuận danh hiệu đề cử, trở thành Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Cùng với Kon Nà Hừng tại Gia Lai, Núi Chúa tại Ninh Thuận, Việt Nam đã có tổng số 11 khu dự trữ sinh quyển thể hiện sự đa dạng hình thái thiên nhiên của đất nước ta.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (TP HCM) từng bị huỷ diệt hoá chất và chết gần một nửa nhưng nay đã phủ màu xanh tươi tốt.
Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra sáng 20-7, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết hiện chưa có sự thống nhất về tổ chức, chính sách quản lý các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam.