Dự án bảo tồn làng truyền thống dân tộc Tày, xóm Bản Đông, xã Ôn Lương, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) được triển khai thực hiện có ý nghĩa thiết thực nhằm bảo tồn những nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Tày trên địa bàn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương được mệnh danh là “đệ nhất danh trà” đã hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng, nông nghiệp sinh thái gắn với văn hóa trà hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Tính đến nay, UBND tỉnh Thái Nguyên đã công nhận 6 điểm du lịch cộng đồng là: Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải (xã Thịnh Đức, TP. Thái Nguyên); Làng văn hóa dân tộc bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa); xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai); xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên); hồ Ghềnh Chè (TP. Sông Công) và xóm Tân Sơn, xã La Bằng (Đại Từ).
Là an toàn khu trong kháng chiến, 51 dân tộc trên địa bàn với sinh hoạt tâm linh và văn hóa đặc sắc, Thái Nguyên có nhiều di tích lịch sử, văn hóa vật thể, phi vật thể. Đến nay, các di sản có giá trị về lịch sử, văn hóa này đều được tôn tạo, bảo tồn, khai thác và phát huy để giáo dục truyền thống, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Thái Nguyên đã xác định, để phát triển bền vững các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cần phải phát triển theo hướng xanh. Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch của Thái Nguyên chưa xây dựng Bộ tiêu chí phát triển bền vững, trong đó có bản Quyên của huyện Định Hóa. Thiết nghĩ, việc đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững để được gắn nhãn du lịch bền vững Bông sen xanh cho cơ sở lưu trú du lịch tại bản Quyên là cần thiết nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến với nơi đây.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được khai thác dựa trên các giá trị văn hóa bản địa. Đối với Thái Nguyên, tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hóa đa dạng của cộng đồng các dân tộc, văn hóa ẩm thực phong phú là cơ sở để tỉnh phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, để loại hình du lịch này phát triển bền vững, thì ngoài giải pháp của các ngành chức năng, còn cần tới sự hưởng ứng tham gia từ chính chủ thể của cộng đồng đó.
Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên, hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và sự đa dạng văn hóa các dân tộc, Thái Nguyên đang khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
(TITC) - Trong khuôn khổ các hoạt động chuẩn bị Lễ khai mạc Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2023, ngày 11/5/2023, Sở VHTTDL Thái Nguyên đã tổ chức chương trình Famtrip khảo sát một số điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Chương trình thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành, phóng viên báo chí, cơ quan truyền thông của Trung ương và địa phương.
Sự ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam là dấu mốc khởi nguồn đường lối “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Thời gian qua, đặc biệt là sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng để giữ gìn, phát triển văn hóa, con người phù hợp với điều kiện địa phương.
Theo quốc lộ 1B, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, nằm dưới dãy núi Phượng Hoàng hùng vĩ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia suối Mỏ Gà, hang Phượng Hoàng; làng bản đồng bào dân tộc Tày xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) với nét văn hóa bản địa mộc mạc đang được khơi dậy để phát triển du lịch, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống người dân.