Du lịch cộng đồng, giao lưu và trải nghiệm các phong tục, tập quán, lễ hội của đồng bào địa phương đã và đang là một sản phẩm du lịch của Điện Biên. Khai thác tiềm năng du lịch gắn với giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc đang là hướng phát triển du lịch ở các địa phương trong cả nước nói chung và Điện Biên nói riêng. Trong định hướng phát triển du lịch, Điện Biên quan tâm khai thác du lịch cộng đồng gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc, xây dựng sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 50 km về phía Bắc, khu nghỉ dưỡng H’Mong Village nằm trên Quốc lộ 4C theo hướng Hà Giang - Đồng Văn là một trong những địa điểm du lịch độc đáo, mới lạ, nơi khám phá và trải nghiệm văn hóa vùng cao mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Cao nguyên đá Hà Giang.
Nằm bên dòng suối Mường Hoa thơ mộng, xã Tả Van, thị xã Sa Pa có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Đặc biệt, những bản người Mông, người Dao, người Giáy nơi đây còn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hoá truyền thống. Phát huy lợi thế này, Tả Van đã và đang trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.
Kết thúc bài viết kỳ trước, chúng tôi đã nêu vấn đề việc mở rộng không gian phát triển cho TP. Đà Lạt trong tầm nhìn khai phóng đến tương lai 3 thập niên tới là một chiến lược vô cùng cần thiết và là yếu tố vô cùng quan trọng cho tương lai xa hơn. Tuy nhiên, đô thị hiện hữu với những giá trị của hệ thống di sản, những bản sắc văn hóa - một trong những cốt lõi làm nên thương hiệu Đà Lạt, đang cần chúng ta bảo tồn và phát huy một cách có trách nhiệm.
Với tình yêu xứ sở, đành chịu mang tiếng là người bảo thủ khi ngồi nhẩn nha nhớ về "Đà Lạt ngày xưa" và cố biện minh cho những hoài niệm tiếc nuối. Khi mọi người cứ tự hào theo kiểu "văn hóa làng" thì chúng ta cũng cùng nhau "ăn mòn" sự khác biệt. Đó là những cụm từ quen miệng kiểu: Chiếc máy lạnh khổng lồ; phố trong rừng - rừng trong phố; những hồ, thác rồi thông và sương. Tự hào về nó, sống nhờ nó nhưng lại không ngừng đe dọa sự tồn tại của nó…
Ngày 31.7 tới đây, UBND tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức sự kiện "Hoà Bình – thanh âm xứ Mường" và Carnival năm 2022. Đây là chương trình nghệ thuật độc đáo tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, kết hợp trình diễn hiện đại, ấn tượng hấp dẫn, góp phần gắn kết bản sắc văn hóa với phát triển du lịch.
Xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng với hệ thống các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để khai thác tiềm năng, phát triển du lịch, đồng thời, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, huyện Tam Đảo tích cực đẩy mạnh xây dựng các làng văn hóa gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Sau hơn 2 năm "đóng băng" du lịch vì dịch bệnh Covid-19, nhiều địa phương ở các trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình đã có các kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa – thể thao dịp lễ 30/4-1/5 nhằm khởi động lại mùa du lịch năm 2022 để du khách đến với Quảng Bình trong thời gian này được chiêm ngưỡng nét văn hóa đặc sắc của người bản địa…
Không chỉ được du khách trong và ngoài tỉnh biết đến là thảo nguyên tươi đẹp, rộng lớn, có không khí trong lành, mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La còn là địa phương ghi dấu ấn đậm nét với du khách bằng những lễ hội truyền thống được gìn giữ, phục dựng.
Kiến trúc nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường với vật liệu truyền thống bằng gỗ, tuy nhiên, trải qua thời gian bị xuống cấp, mối mọt, cột kèo gỗ để dựng nhà cũng khan hiếm, không được khai thác. Với giá thành rẻ hơn, chất lượng bền, đẹp không kém những nhà sàn truyền thống, người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã lựa chọn xây nhà sàn bê tông thay nhà sàn gỗ, góp phần bảo vệ môi trường, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.