(TITC) - Ngày 17/8, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đông Anh tổ chức hội nghị triển khai về ứng xử văn minh và du lịch cộng đồng cho dân cư xã Vân Hà (huyện Đông Anh), qua đó phát huy tiềm năng làng nghề trong phát triển du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng.
Sáng 17/8, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Thạch Thất tổ chức khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề nông sản thực phẩm an toàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Hà Nội có vùng ngoại thành rộng lớn, cảnh quan đa dạng và nhiều giá trị văn hoá. Thành phố đang hỗ trợ các địa phương xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn hấp dẫn, chất lượng.
Những năm gần đây, nhiều bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Lào Cai đã biết khai thác thế mạnh văn hóa bản địa để phát triển kinh tế bằng dịch vụ, du lịch.
Vĩnh Long là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc vùng Nam bộ xưa. Đây là cơ sở, tài nguyên quý giá để Vĩnh Long có thể đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với các làng nghề.
Việc đầu tư bài bản, đồng bộ, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển du lịch là hướng phát triển bền vững cho các làng nghề truyền thống, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương phát triển.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030".
Với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, 318 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận, 47/52 nghề truyền thống của cả nước, cùng những nét ẩm thực hấp dẫn, du lịch làng nghề và ẩm thực tại Hà Nội là một hướng phát triển du lịch đang được chú trọng.
Nhân dịp SEA Games 31 đang diễn ra, các làng nghề ở Hà Nội, như Bát Tràng, đã đổi mới phương thức, cách làm du lịch mới nhằm thu hút du khách nước ngoài. Liệu SEA Games có là dịp để du lịch các làng nghề cất cánh?
Phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống đang là hướng đi đầy triển vọng của du lịch Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và các vùng miền trong bối cảnh hiện nay.