Hướng đến mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế sẵn có của một tỉnh địa đầu cực Nam Tổ quốc, hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang là tỉnh có nhiều ưu thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn nhờ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa dạng về tiểu vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn; trên 80.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.
Đoàn công tác huyện Nông Sơn vừa có chuyến thăm, trao đổi kinh nghiệm tại huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk).
Để phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái rừng, biển; các loài động vật, thực vật bản địa quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái... nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
Tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương được mệnh danh là “đệ nhất danh trà” đã hình thành sản phẩm du lịch cộng đồng, nông nghiệp sinh thái gắn với văn hóa trà hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm.
Khánh Hòa không chỉ có biển mà còn có núi rừng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những nét văn hóa truyền thống độc đáo có thể phát huy giá trị trong du lịch. Vì vậy, các huyện miền núi như: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đang hướng đến phát triển du lịch sinh thái núi rừng, du lịch cộng đồng nhằm góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững.
“Cô Tô đang hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên và môi trường xã hội với 5 không: Không có người nghèo, không có ăn xin, không trộm cắp, không ma túy, không mại dâm”, ông Nguyễn Việt Dũng, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) cho biết.
Bắc Kạn đặt mục tiêu đến năm 2025, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, với tiềm năng sẵn có thì du lịch sinh thái được coi là chủ chốt. Tính đến nay, nhiều thôn, bản vùng xa từ chỗ chỉ làm nông nghiệp thuần túy nay cũng đã thay đổi nhờ phát triển du lịch.
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP.Hội An (Quảng Nam) vừa phát động xây dựng mô hình du lịch học tập cộng đồng tại xã Cẩm Kim. Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Phát triển các mô hình sinh kế cộng đồng bền vững kết hợp du lịch sinh thái để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” được Quỹ môi trường toàn cầu tài trợ.
Du lịch sinh thái, khám khá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với hệ sinh thái đa dạng phong phú, cảnh sắc hoang sơ, Ðiện Biên đã và đang tích cực xây dựng, gọi mời thu hút đầu tư trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.