Chuyển đến nội dung
Thứ 4, ngày 14/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • 3 đời cưu mang chim trời

3 đời cưu mang chim trời

Cập nhật: 21/07/2023

Ông Lâm Văn Huy, 70 tuổi, ở ấp Trung Hòa, xã Gia Hòa 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, hiến 4ha đất và dành cả cuộc đời để bảo vệ đàn chim trời chỉ với mong muốn giữ gìn môi trường sinh thái cho thế hệ mai sau.

Cụ Huy hơn 50 năm hiến đất bảo vệ đàn chim trời.

Đưa chúng tôi tham quan vườn chim của gia đình, cụ Huy sành sỏi, am hiểu tập tính của các loại chim, cò, từ thời gian kiếm ăn cho đến sinh sản. Cụ Huy kể, theo quan niệm dân gian “đất lành chim đậu” nên gia đình, từ đời ông nội đến đời cụ, đã cố gắng giữ vườn chim. Lúc đầu, khu vườn chỉ rộng khoảng 3ha, sau đó cụ tiếp tục khai khẩn, trồng thêm dừa, bần, mắm, tre, bình bát… cùng nhiều cây lâu năm, mở rộng diện tích khu vườn lên 4ha để chim, cò về trú ngụ. “Vườn chim có từ thời ông nội tôi là Lâm Văn Ịch. Sau đó ba tôi là Sáu Sôm kế thừa và bảo vệ chúng. Năm tôi 20 tuổi tiếp tục đảm nhận trọng trách này cho tới hôm nay” - cụ Huy tâm sự.

Theo cụ Huy, lúc đầu trong vườn chỉ có vài cặp cò đến làm tổ, đẻ trứng. Sau đó, gia đình trồng thêm cây nên chim kéo đàn bay về trú ngụ đông đúc. Nhiều năm trước, vào mùa khô, cá sông ít nên chim cò bay đi nơi khác kiếm mồi, chỉ trở về vườn vào mùa mưa. Thời gian sau, đàn cò sống ở vườn quanh năm, chúng bay đi kiếm ăn vào sáng sớm và trở về vườn khi chiều tối. “Hằng ngày cứ khoảng 6 giờ, cò bắt đầu bay đi kiếm ăn, 30 phút sau đến cồng cộc. Khoảng 5 giờ chiều, những loài chim ăn ngày bắt đầu trở về, thì vạc lại bay đi kiếm ăn. Một số loài chim khác thì kiếm ăn trong vườn, ít bay đi xa” - cụ Huy nói.

Số lượng chim kéo về ở trong vườn ngày một đông, cụ Huy xem đây là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng nên ra sức bảo vệ. Cụ Huy thả cá dưới mương cho sinh sản để duy trì nguồn thức ăn cho chim, cò. Hiện khu vườn là nơi tá túc của hàng chục ngàn con cò, vạc, cồng cộc, diệc, sáo, bìm bịp… Đặc biệt là điên điển (chim cổ rắn) - một loại chim hoang dã quý hiếm, được xếp vào sách đỏ và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cũng đang trú ngụ, sinh sản tại vườn. Khi có người hỏi: “4ha đất không trồng trọt kiếm tiền mà lại nuôi chim trời?”, cụ Huy cười đáp: “Đất lành chim đậu, ai đuổi chim đi bao giờ. Bên cạnh đó, theo nguyện vọng của cha, ông, tôi phải bảo vệ chúng. Gắn bó với đàn chim hàng chục năm, tôi xem chúng như những đứa con của mình nên tận sức chăm sóc, nuôi dưỡng”.

Diện tích rộng, nhiều loài sống tập trung nên vườn chim của cụ Huy là nơi “nhòm ngó” của những kẻ săn bắt, tận diệt chim trời. Cụ Huy tâm sự: “Kẻ gian trong và ngoài địa phương tới rình rập săn bắt trộm. Bọn chúng thường đi vào buổi đêm hoặc rạng sáng, trang bị súng săn tầm bắn xa nên cò bị bắn chết rất nhiều”. Dẫn chúng tôi ra khu vực đối diện khu mộ gia đình, cụ Huy chỉ tay nói: “Khu này chúng ở nhiều, lúc trước ở khắp vườn nhưng do bọn săn bắt tàn sát bằng súng săn nên chúng dạt qua đoạn này ở”. Đi một hồi cụ trầm ngâm, chỉ xuống chân: “Con thấy không, một con cò không may trúng đạn rồi chết trơ xương ở đây, nhìn như đứt từng đoạn ruột. Giờ các con đi làm xa, ở một mình, tôi nhờ mấy đứa cháu bảo vệ tiếp để đuổi bọn săn trộm nhưng không xuể”.

Nhiều người khen hành động của cụ Huy nhưng cũng có người “lời ra, tiếng vào”. Thế nhưng suốt hơn 50 năm qua, cụ Huy vẫn miệt mài bảo vệ đàn chim với mong muốn giữ gìn môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên cho thế hệ mai sau. Anh Từ Văn Phương, ở ấp Công Hòa, xã Gia Hòa 1, cho biết: “Ít ai có được tấm lòng như bác Huy, hiến đất để làm nơi cho chim ở và ra sức bảo vệ. Tôi khâm phục việc làm của bác và hy vọng mọi người cùng chung tay bảo vệ chim trời để chúng không bị tận diệt”.

Bài, ảnh: Nguyễn Trinh

Báo Cần Thơ – baocantho.com.vn – Đăng ngày 12/07/2023
Từ khóa: chim trời, Lâm Văn Huy, Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Tin liên quan

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim… Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Từ những ao đầm nuôi tôm, cua đến những cánh rừng đước bạt ngàn, Cà Mau đang khéo léo biến lợi thế thành giá trị, biến tiềm năng thành sinh kế bền vững. Hướng đi này không chỉ giúp người dân “ly nông bất ly hương”, mà còn lan tỏa

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Liên kết không gian du lịch di sản thế giới Hội An

Xem tiếp

Tin nổi bật

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Sức sống mới cho Khu du lịch thác Bản Giốc

Khánh Hòa: 90 người tham gia hoạt động “Thanh niên vì môi trường xanh”

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển đặc khu Côn Đảo

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035825

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC