Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Gần một phần tư người Việt sử dụng mật gấu

Gần một phần tư người Việt sử dụng mật gấu

Cập nhật: 23/11/2010

22 phần trăm người Việt Nam thừa nhận từng sử dụng mật gấu trong đó Hà Nội có tỷ lệ sử dụng cao nhất, báo cáo mới nhất phân tích thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cho biết.

Nam giới sử dụng nhiều hơn nữ

Báo cáo khảo sát 3.032 người từ ba thành phố cho thấy Hà Nội có tỷ lệ sử dụng mật gấu cao nhất với 35%, TP Hồ Chí Minh 16%, và Đà Nẵng 15%, bà Vũ Thị Quyên, Giám đốc Sáng lập Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên và tác giả của báo cáo, cho biết chiều 23/11 ở Hà Nội.

Bà Vũ Thị Quyên: Các loài gấu của Việt Nam đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng (ảnh: Internet)

“Theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc nên người Hà Nội có tỷ lệ sử dụng mật gấu nhiều nhất.” bà Vũ Thị Quyên nhận định.

Theo báo cáo, có tới một phần ba số nam giới được hỏi (29%) nói từng sử dụng mật gấu so với 17% ở nữ giới.

Theo bà Quyên, nam giới có khả năng sử dụng mật gấu nhiều gấp 12 lần nữ giới cho mục đích giải trí. Ví dụ họ rủ nhau đến quán rượu chỉ để uống rượu mật gấu.

Đáng chú ý, người có trình độ học vấn cao (trung cấp trở lên) có xu hướng sử dụng mật gấu nhiều hơn người có trình độ học vấn thấp (trung học trở xuống).

“Người có trình độ học vấn cao thì có mối quan hệ lớn hơn, kinh tế khá giả hơn, quan tâm đến sức khỏe hơn cho nên tỷ lệ sử dụng mật gấu ở nhóm người này nhiều hơn”, bà Quyên đưa ra dẫn chứng.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng sử dụng mật gấu cũng tăng theo độ tuổi. Nhóm ít tuổi nhất (18 - 29) và nhóm cao tuổi nhất (từ 60 trở lên) chủ yếu sử dụng mật gấu để chữa bệnh. Còn nhóm trung niên (từ 30 - 59) sử dụng mật gấu cho mục đích giải trí nhiều hơn so với các nhóm khác.

Mật gấu được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ cách đây khoảng 3.000 năm. Người Việt coi mật gấu như thần dược chữa được bách bệnh, từ đau cơ, sưng tấy, bầm tím, tiêu hóa, đau mắt đến ung thư. Điều đó cho thấy chúng ta chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc.

Theo báo cáo, mật gấu chủ yếu được sử dụng để chữa một bệnh cụ thể (73%) và bồi bổ sức khỏe (24%).

“Nhóm đối tượng trẻ sử dụng ít mật gấu do họ chưa cần thiết phải sử dụng mật gấu để bồi sổ sức khỏe.”, bà Quyên giải thích, “Ngoài mục đích phục vụ hút mật, chân và tay gấu còn được ngâm rượu”.

Mật gấu nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư

Ông Tuấn Bendixsen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) tại Việt Nam, nói: "Hơn một nửa số mật gấu mà chúng tôi thu được ngoài thị trường cho thấy mật gấu nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư."

“Rượu mật gấu giúp tiêu hóa, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy, sử dụng mật gấu nhiều dẫn đến bị bệnh khác, như xơ gan, bệnh về tim.” ông Tuấn Bendixsen nói.

Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng việc sử dụng mật gấu không vi phạm pháp luật mặc dù cả hai loài gấu ngựa và gấu chó được bảo vệ trong nhóm 1B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP-BNN về quản lý gấu nuôi.

“Về số người sử dụng mật gấu, chúng tôi chưa có con số chính thức, tuy nhiên Việt Nam sử dụng mật gấu nhiều hơn các nước khác.” ông Chris Gee, Giám đốc Chương trình Động vật Hoang dã Quốc tế, Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoang dã (WSPA), cho biết, “Hàn Quốc sử dụng mật gấu ít hơn Việt Nam, tuy nhiên nhiều người Hàn Quốc lại mua mật gấu ở Việt Nam khi sang du lịch.”

Nhiều gấu con được chuyển từ Lào vào Việt Nam mà “để bắt được gấu con thường thì người ta phải giết gấu mẹ”, theo bà Quyên.

Bà Quyên chỉ ra thực tế Việt Nam chưa có nghiên cứu nào thống kê có bao nhiêu con gấu, phân bố ở đâu?.

Việt Nam hiện còn khoảng 3.500 cá thể gấu nuôi nhốt, chủ yếu là gấu ngựa, đều có nguồn gốc từ tự nhiên.

“Khi thực hiện nghiên cứu này, tôi thấy những chương trình nghiên cứu tiêu thụ động vật ở Việt Nam còn rất ít.”, bà Quyên nói, “Việt Nam cần có nghiên cứu hiệu quả hơn để có cơ sở khoa học nhằm bảo vệ loài gấu ở Việt Nam.”

Ông Chris Gee đưa ra con số ước lượng chứ chưa có nghiên cứu chính thức rằng "Hiện Việt Nam có khoảng vài trăm cá thể gấu ngoài tự nhiên."

“Với tình trạng nuôi nhốt gấu như hiện nay, nếu không có biện pháp chặt chẽ hơn, loài gấu sẽ tuyệt chủng trong tương lai.” bà Vũ Thị Quyên lo lắng, “Chúng ta cần có những biện pháp cấp bách và mạnh mẽ để chấm dứt tình trạng nuôi nhốt và buôn bán trái phép tại Việt Nam”.

Cuộc khảo sát được bắt đầu tiến hành từ tháng 5/2009 và hoàn thành vào tháng 11/2009. Việt Nam là nơi phân bố hai loài gấu ngựa (ursus thibeanus) và gấu chó (helarctos malayanus). Cả hai loài này hiện bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn sắn bắt, buôn bán trái phép phục vụ nhu cầu khai thách mật để làm thuốc.

Phạm Mạnh

Vfej.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037033

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC