Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Nội: Di chỉ khảo cổ 3.000 năm bị san ủi

Hà Nội: Di chỉ khảo cổ 3.000 năm bị san ủi

Cập nhật: 29/11/2010

Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối 3.000 năm tuổi thời kỳ văn hóa Đông Sơn, nằm cách trung tâm Hà Nội chỉ hơn chục cây số đang có nguy cơ bị xóa sổ. Cách đây một năm, đoàn khảo cổ thuộc trường Đại học KHXH&NV Hà Nội đã khai quật di chỉ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) và phát hiện 2 ngôi mộ cổ cùng những di vật thời kỳ văn hóa Đông Sơn.

Có mặt tại đây trưa 20/11, chúng tôi chứng kiến hai chiếc máy xúc đang nằm “nghỉ ngơi”, bên cạnh hiện trường khoảng 500m2 vừa bị san ủi. Những chiếc máy xúc này thuộc công trường xây dựng Khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, do Tổng công ty CP thương mại xây dựng (VIETRACIMEX) làm chủ đầu tư. Tiếp xúc với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thắng, 62 tuổi, nguyên Trưởng thôn Lai Xá, lo lắng: “Nếu chính quyền Hà Nội không có văn bản kịp thời giao cho địa phương trực tiếp quản lý, bảo vệ thì khu di tích này chẳng mấy chốc mà bị xóa sổ”.

“Cần phải ngăn chặn ngay”

Bức xúc về việc di chỉ Vườn Chuối bị san ủi, PGS-TS Nguyễn Lân Cường cho rằng: “TP Hà Nội thừa biết được tầm quan trọng của di chỉ 3.000 năm tuổi này, họ đã hứa dành kinh phí cho công tác khảo cổ khai quật nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì. Trong khi đó lại xảy ra chuyện san ủi, rõ ràng họ đã vi phạm Luật Di sản. Việc này cần phải ngăn chặn ngay”.

Theo PGS-TS Trịnh Sinh, Vườn Chuối được coi là một làng cổ thuộc nền văn hóa Đồng Đậu trong hệ thống văn hóa cổ đại Đông Sơn. Chứng tích của ngôi làng cổ này là tầng văn hóa khá dày. Trong tầng văn hóa có một loạt các dụng cụ của người xưa. Từ năm 1969, cuộc khai quật đầu tiên ở đây đã tìm được 66 hiện vật, gồm: các loại rìu đá chặt cây, đục đá làm nhà sàn, các loại vòng trang sức bằng đá sắc màu lóng lánh, khuyên tai đá ngọc, hạt chuỗi. Có lưỡi câu bằng đồng có ngạnh hệt như lưỡi câu hiện nay, dọi xe chỉ và viên bi bằng gốm. Đặc biệt có những hiện vật là mũi tên làm bằng đá có 3 cạnh, mũi nhọn xương và khá nhiều vết tích xỉ đồng trong tầng văn hóa. Trong cuộc khai quật mới đây vào cuối năm 2009, còn tìm được dấu tích 2 ngôi mộ táng của cư dân Đông Sơn.

“Có lẽ giá trị lớn nhất của Vườn Chuối là một trong những di tích quan trọng để các nhà khảo cổ có những bằng chứng xác định: nền văn minh của người Việt từ nhiều ngàn năm trước thời đại Hùng Vương - An Dương Vương là có thật. Tại Vườn Chuối còn tìm thấy những vết tích của nghề đúc đồng thời cổ đại với nhiều vết than tro. Từ năm 1969, một mẩu than thu lượm ở đây đã được gửi sang CHDC Đức (cũ) phân tích bằng phương pháp các-bon phóng xạ C14 cho kết quả: 3.070 năm ± 100 năm. Như vậy, niên đại làng cổ ở đây là chính xác, hiện vật Vườn Chuối sẽ là chuẩn mực phần nào so sánh với các nơi khác để xác định niên đại”, ông Sinh dẫn giải.

3 lần khai quật

Đến nay, khu di tích Vườn Chuối đã được khai quật 3 lần vào các năm 1969, 2001 và 2009. Kết quả khai quật mới nhất của Đại học KHXH&NV Hà Nội cho thấy 6 gò đất của di tích nằm cùng một khung niên đại tiền Đông Sơn sang Đông Sơn (cách đây từ 2.000 - 3.500 năm). Tầng văn hóa Đồng Đậu còn khá nguyên vẹn với nhiều vật dụng phong phú như rìu đá, trang sức bằng đá, chày bằng đá, vòng đeo tay, khuyên tai bằng các loại đá ngọc, đá đen, một số loại bình gốm, nồi gốm...

Thanh niên
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036910

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC