Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nam Phi bắt hai người Việt vận chuyển sừng tê giác

Nam Phi bắt hai người Việt vận chuyển sừng tê giác

Cập nhật: 01/12/2010

Mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã TRAFFIC dẫn lời giới chức Nam Phi cho biết, trong lúc kiểm tra đột xuất một phương tiện giao thông công cộng gần thành phố Beaufort West tại tỉnh Western Cape, Nam Phi, cảnh sát phát hiện trong hành lý của hai người Việt Nam có 15 chiếc sừng tê giác được gói kín bằng nilon. Một người lập tức bị bắt, còn người kia chạy trốn, nhưng sau đó bị bắt tại một khách sạn.

Những chiếc sừng mà cảnh sát Nam Phi thu được trong các chiến dịch truy bắt. Ảnh: thegioidongvat.org.

Ông Pelham Jones, người phát ngôn của Hiệp hội những người sở hữu tê giác tư nhân Nam Phi tiết lộ, hai người Việt Nam sẽ bị xét xử vào ngày 7/12.

Bà Nguyễn Đào Ngọc Vân, cán bộ dự án cấp cao của TRAFFIC tại Đông Nam Á, nói rằng đây không phải lần đầu tiên người Việt tham gia buôn bán, vận chuyển sừng tê giác ở Nam Phi, chủ yếu là tê giác trắng. Các cơ quan chức năng Việt Nam đã nỗ lực rất lớn trong công tác phòng chống buôn lậu sừng tê giác song chưa hiệu quả. Nguyên nhân chính là lỗ hổng luật pháp.

“Hàng năm Nam Phi cấp phép săn bắn thể thao tê giác với một số lượng có hạn. Sau đó những người bắn tê giác được phép mang sừng về nhà và đó là chiến lợi phẩm hợp pháp của họ. Nhiều người không làm như thế mà bán sừng để kiếm lời”, bà Vân nói.

Cũng theo bà Vân, tê giác trắng ở Nam Phi chưa đến mức sắp tuyệt chủng và được xếp vào phụ lục II Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng). Điều đó có nghĩa là việc buôn bán chúng và các sản phẩm từ chúng nếu có giấy phép CITES không bị cấm. Vì thế những kẻ buôn lậu lợi dụng kẽ hở này để lấy giấy phép săn bắn.

Quần thể tê giác trắng ở Nam Phi đang bị suy giảm rất nhanh kể từ năm 2008. Riêng 11 tháng đầu năm nay 268 con tê giác ở Nam Phi đã bị sát hại để lấy sừng - gấp hơn hai lần số lượng tê giác bị giết năm 2009.

Tê giác được xếp vào một trong 5 loài thú lớn còn sót lại trên toàn cầu. Nam Phi có hình phạt rất nặng - lên tới 10 năm tù - dành cho tội buôn bán, bắn giết bất hợp pháp tê giác.

Hương Thu

vnexpress.net
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036815

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC