Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Căng thẳng đến phút chót tại Hội nghị COP 16

Căng thẳng đến phút chót tại Hội nghị COP 16

Cập nhật: 15/12/2010

Các nhà đàm phán về biến đổi khí hậu vẫn đang nỗ lực nhằm phá vỡ những bất đồng giữa các nước giàu và nước nghèo trong việc cắt giảm lượng khí thải.

Sự nỗ lực với hy vọng có thể đạt được một dự thảo chi tiết hay những động thái có tính thiết yếu dù là nhỏ nhất tại hội nghị để đối phó với tình trạng ấm nóng toàn cầu đang diễn biến nghiêm trọng hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá khó có sự đột phá có thể được ghi nhận tại Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ 16 về biến đổi khí hậu (COP 16) tại thành phố biển Cancun ở Mexico.

Hội nghị biến đổi khí hậu bước sang ngày cuối cùng tại Mexico dự kiến sẽ chỉ diễn ra trong buổi sáng 10/12 đã liên tục bị trì hoãn và kéo dài qua cùng ngày trước tranh cãi về nhiều vấn đề của các đại biểu tham dự tại cuộc họp kín. Đặc biệt là các vấn đề mấu chốt, trong đó có giai đọan 2 Nghị định thư Kyoto và cơ chế minh bạch quá trình cắt giảm khí thải gây ô nhiễm.

Các nước thành viên châu Âu muốn làm rõ các cam kết phát thải tại Hội nghị biến đổi khí hậu tại Cophenhaghen, Đan Mạch năm 2009 phải giảm được đến mức mà các nhà khoa học cho rằng, cần thiết để giữ trái đất không quá nóng đến mức nguy hiểm. Các nước thành viên châu Âu cũng cho rằng, thỏa thuận này cũng cần phải phản ánh được một thực tế là các cam kết tại hội nghị Copenhaghen chưa phải là sự kết thúc của câu chuyện mà chỉ là sự khởi đầu.

Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển vẫn giữ lập trường gắn tầm quan trọng của Nghị định thư Kyoto làm vũ khí pháp lý duy nhất của mình trong việc đặt ra yêu cầu đối với các nước giàu cho rằng, chính các nước giàu là thủ phạm gây ra hiện tượng ấm nóng toàn cầu trong vòng 200 năm qua. Ngoài ra, lập trường cứng rắn của Nhật Bản ngay từ khi khai mạc Hội nghị COP 16 và được một số nước ngầm ủng hộ, theo đó kiên quyết không thực hiện giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto cũng là trở ngại lớn đối với tiến trình đi tới một thỏa thuận cân bằng như Liên Hợp Quốc và Mexico mong đợi.

Theo đánh giá của người đứng đầu phụ trách các vấn đề khí hậu của Liên minh châu Âu Connie Hedegaard, hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu tại Cancun cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng khó có thể có sự đột phá nào được ghi nhận tại hội nghị Cancun này.

Nếu thành công, hội nghị cấp cao diễn ra hai tuần tại thành phố Cancun của Mexico có thể góp phần xây dựng một quỹ trị giá 100 tỷ USD trong vòng 1 năm dành cho các nước đang phát triển đang bị đe dọa bởi những diễn biến bất thường của thời tiết, cũng như mang lại cho các nước này công nghệ nhằm “bỏ cách” trình độ phát triển kinh tế dựa trên cơ sở xăng dầu như hiện nay, đồng thời có thể được hưởng lợi từ việc tiếp cận với năng lượng sạch.

Hội nghị COP 16 sẽ bế mạc dự kiến vào 18h (giờ địa phương), tức sáng 11/12 (theo giờ Việt Nam)./.

VOV
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036286

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC