Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Thành lập các loại bản đồ phục vụ bảo tồn, phát triển vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười

Thành lập các loại bản đồ phục vụ bảo tồn, phát triển vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười

Cập nhật: 10/04/2013

Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn thành Dự án “Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười”, nhằm cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của Việt Nam bằng hành động để bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, theo Công ước Ramrar mà nước ta đã tham gia.

Đồng Tháp Mười là một đồng lụt kín được bao quanh bởi các giồng đất cao ven biên giới Việt Nam - Campuchia, đê tự nhiên dọc sông Tiền và giồng biển cổ dọc theo Quốc lộ 1A (Tân Hiệp - Nhị Quý, Cai Lậy) và bị chặn lại do sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An; diện tích khoảng 696.000 ha, nằm trọn vẹn trong địa phận 236 xã, phường của 17 huyện, thành phố thuộc 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang.

Nơi đây có hơn 1,1 triệu người sinh sống, có khả năng trữ hơn 100 tỷ m3 nước, gần bằng 1/8 lượng nước có được hàng năm của cả nước. Đồng thời là nơi cuối cùng còn tồn tại hệ sinh thái điển hình như rừng chàm, rừng lau sậy ngập nước, một trong số các hệ sinh thái có diện tích ngập nước khá lớn ở Việt Nam. Vùng này còn có 2 khu bảo tồn đất ngập nước lớn là Vườn Quốc gia Tràm Chim (Ramsar) ở Đồng Tháp, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen - Long An.

PGS.TS. Hà Minh Hòa, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ cho biết: Sản phẩm của Dự án “Khảo sát đo đạc, thành lập các loại bản đồ phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười” bao gồm tài liệu, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát về vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười; các báo cáo chuyên đề về hiện trạng tài nguyên môi trường và kinh tế-xã hội vùng này; 280 mảnh bản đồ phân loại đất ngập nước tỷ lệ 1:5.000; 23 bản đồ chuyên đề về vùng đất ngập nước tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 và 1:200.000; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển vùng đất ngập nước nơi đây.

Về hiệu quả kinh tế và xã hội, Dự án này là cơ sở đảm bảo cho viêc sử dụng tài nguyên của vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười hiệu quả, hợp lý; giúp cho các cơ quan quản lý đề ra những chiến lược, chính sách phát triển phù hợp với các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững vùng đất ngập nước; đảm bảo sự sống cho các loài động, thực vật quý hiếm, tạo môi trường sinh thái thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ GIS sẽ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao trong quản lý và sử dụng sản phẩm của Dự án.

Sản phẩm của Dự án còn là một ngân hàng dữ liệu cung cấp thông tin về vùng đất ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý một cách hiệu quả tài nguyên, sự biến động về môi trường, cảnh quan sinh thái. Từ đó đưa ra các chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trong vùng.

Văn Hào

monre.gov.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034732

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC