Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 08/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Văn hoá, di sản
  • /
  • Hà Nội: Đánh thức các di sản đặc biệt

Hà Nội: Đánh thức các di sản đặc biệt

Cập nhật: 15/11/2024

Hướng dẫn khách tham quan Nhà khách Chính phủ - một trong những điểm đến ưa thích tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Ảnh: Việt Linh.

Trong những ngày qua, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã tạo sức hút lớn đến người dân Thủ đô và du khách. Trong đó, Tổ hợp triển lãm “Cảm thức Đông Dương” tại Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Tổng hợp) đã đón 10.000 lượt người tham quan chỉ trong ngày 10/11; cùng ngày, Tổ hợp triển lãm “Cung Thiếu nhi - Hoài niệm cho tương lai” cũng đón hơn 8.000 người...

Các không gian trưng bày tại Vườn hoa 19/8, Pavillion (công trình kiến trúc phụ trợ) “Dòng” tại Vườn hoa Diên Hồng và Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Pavillion “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia… cũng là những điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Còn tại các di sản như Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ Phủ), Cung Thiếu nhi Hà Nội... khách tham quan đã biết thêm được nhiều thông tin và câu chuyện thú vị “lần đầu được nghe kể” xung quanh công trình di sản này.

Hà Nội là một tập hợp các dấu tích vật chất muôn vẻ, trong đó, những công trình kiến trúc tạo ra một khối di sản làm nên diện mạo hấp dẫn của đô thị. Đặc biệt, các công trình trên trục phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông - Tràng Tiền có ý nghĩa đặt nền móng cho một Hà Nội mang hình thái hiện đại, trải từ cuối thế kỷ 19 đến nửa sau thế kỷ 20.

Bởi vậy, nhiều vị khách mặc dù ở ngay Hà Nội nhưng đây lại là lần đầu được đến tham qua, trải nghiệm và với họ, đó là những cảm xúc vô cùng đặc biệt. Chị Thu Hà, ở quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ, tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng đây là lần đầu tiên được đặt chân vào Bắc Bộ Phủ. Một trải nghiệm vô cùng thú vị khi được tham quan một trong những di sản nổi bật của Thủ đô. Từ hàng rào đến phòng khách, cầu thang gỗ bóng nhoáng.... không chỉ toát lên vẻ đẹp kiến trúc theo phong cách cổ điển Pháp mà còn mang tính biểu tượng của tòa nhà gắn với quá trình giành độc lập, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Đúng như chia sẻ của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, lễ hội đã “đánh thức” để chúng ta không thờ ơ với thành phố mình đang sống. “Tôi rất trân trọng sự dũng cảm của các kiến trúc sư, các nghệ sĩ với những tác phẩm ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để làm sống lại những di sản” - ông Kính nói.

Còn KTS Nguyễn Hồng Quang thì cho rằng, Lễ hội là một không gian thú vị để nhiều đối tượng hưởng lợi, đặc biệt là cộng đồng sáng tạo. Chúng ta có không gian để khoe được tác phẩm của mình, để liên ngành, đưa ra những sáng tạo mới mẻ hơn. Mỗi tác phẩm giống như một lối vào để công chúng được tiếp cận với những viên ngọc quý, đó là các di sản kiến trúc.

Ở một góc nhìn khác, KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam trăn trở, trải qua 4 kỳ lễ hội, chúng tôi nhận thấy di sản văn hóa luôn luôn được quan tâm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: Làm sao để việc phát huy di sản có tính chiến lược? Làm sao để sau 1 tuần Lễ hội, chúng ta không phải “đóng gói” tác phẩm rồi không biết cất đâu?

Về vấn đề này, KTS Nguyễn Hồng Quang cho rằng, rút kinh nghiệm của những Lễ hội trước, năm nay Ban tổ chức đã dành một khoảng thời gian dài để nghiên cứu làm sao có được những tác phẩm có tính bền vững. Các pavilion năm nay được làm tiết chế hơn, đặt trong những không gian ổn định, có thể tiếp cận người xem lâu hơn.

Còn theo Giám tuyển Vân Đỗ, với những công trình đã “ngủ quên” như Cung thiếu nhi Hà Nội, nơi tổ chức khoảng 40 hoạt động dịp này, có những tác phẩm chỉ mang tính thời điểm, cũng có những tác phẩm sẽ được để lại làm sân chơi cho thiếu nhi sau Lễ hội. “Chúng tôi cố gắng khích lệ một không gian đang ngủ quên với hy vọng có thể là nơi nuôi dưỡng sáng tạo không chỉ cho thiếu nhi mà cả cho người lớn” - Giám tuyển Vân Đỗ chia sẻ.

Được UNESCO ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trên thế giới, Hà Nội đã và đang từng bước chuyển động theo hướng: “Lấy sự sáng tạo và coi nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong tiến trình phát triển thành phố năng động, toàn diện và bền vững”. Trong quá trình ấy, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo, vừa chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào việc tạo lập các không gian sáng tạo của thành phố.

Ngọc Hà

Báo Đại đoàn kết – daidoanket.vn – Đăng ngày 15/11/2024
Từ khóa: Bắc Bộ Phủ, Hà Nội, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo

Tin liên quan

Du lịch làng hương Phú Lộc (Quảng Nam)

Làng hương Phú Lộc (Quảng Nam), một trong những làng nghề làm hương truyền thống lâu đời nhất miền Trung, đã tồn tại và phát triển hơn một thế kỷ qua.

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Hiện nay, tại xã Lộc An (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) đang thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu lễ hội văn hóa truyền thống, ẩm thực; cung ứng các dịch vụ du lịch… Chính quyền địa phương, người dân tích cực phổ biến thông

Sầm Sơn hướng tới mùa du lịch văn minh, an toàn

Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa Thủ đô trước áp lực đô thị hóa

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Du lịch biển Huế 2025: Vừa đáp ứng dịch vụ, vừa chú trọng an toàn

Điểm đến đẹp nhất thế giới – tự hào và trách nhiệm

Điểm đến Bình Thuận với “Trải nghiệm bất tận”

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032773

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC