Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin nổi bật
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Du lịch Quảng Nam và góc nhìn từ giải thưởng du lịch ASEAN

Du lịch Quảng Nam và góc nhìn từ giải thưởng du lịch ASEAN

Cập nhật: 11/02/2025

Hầu hết danh hiệu Quảng Nam nhận được tại Giải thưởng Du lịch ASEAN chủ yếu đến từ lĩnh vực du lịch cộng đồng, cho thấy thế mạnh của địa phương ở loại hình này.


Đại diện HTX Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang tham dự một sự kiện bên lề tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN Tourism diễn ra tại Quảng Nam vào tháng 12/2024. Ảnh: Q.T

Dấu ấn của du lịch cộng đồng

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, du lịch Quảng Nam đón tin vui khi Hợp tác xã (HTX) du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang đã được trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2025 ở hạng mục giải thưởng du lịch cộng đồng (DLCĐ).

HTX du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang được đánh giá cao vì góp phần cho phúc lợi xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Mô hình này không chỉ tạo thu nhập cho người dân mà còn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể của địa phương để phát triển du lịch, tạo sự tương tác giữa cộng đồng địa phương với du khách, đáp ứng các nguyên tắc khác của DLCĐ ASEAN.

Đáng chú ý, HTX du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang là điểm DLCĐ hiếm hoi ở Việt Nam lập được “cú đúp” danh hiệu này khi đã được trao giải thưởng lần đầu vào năm 2019.

Trước đó, vào năm 2023, cộng đồng du lịch làng chài Tân Thành (phường Cẩm An, TP. Hội An) cũng được vinh danh ở hạng mục này.


Làng DLCĐ Triêm Tây từng được trao giấy chứng nhận “Du lịch dựa vào cộng đồng ASEAN giai đoạn 2017 - 2019” nhưng rơi vào thoái trào vì nhiều lý do. Ảnh: Q.T

Ngược thêm thời gian một chút, làng DLCĐ Triêm Tây (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã được Tổng Thư ký ASEAN và Bộ trưởng các quốc gia thành viên trao giấy chứng nhận “Du lịch dựa vào cộng đồng ASEAN giai đoạn 2017 - 2019” - một danh hiệu có thể xem là tiền thân cho Giải thưởng Du lịch ASEAN sau này.

Như vậy, ngoài một số khu lưu trú cao cấp trên địa bàn tỉnh cũng từng giành được Giải thưởng Du lịch ASEAN ở các hạng mục liên quan đến du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị - hội thảo), spa… thì “mũi nhọn” chủ lực để du lịch Quảng Nam ghi dấu ấn tại Giải thưởng Du lịch ASEAN chủ yếu vẫn đến từ lĩnh vực DLCĐ.

Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VHTTDL, việc tiếp tục được vinh danh ở Giải thưởng Du lịch cộng đồng ASEAN góp phần khẳng định hướng đi đúng đắn, chất lượng, thương hiệu DLCĐ tại huyện miền núi Nam Giang, đồng thời góp quảng bá du lịch Quảng Nam đến cộng đồng các quốc gia ASEAN, các nước đối tác và bạn bè trên thế giới.

Ngả rẽ sau vinh danh

Giải thưởng Du lịch ASEAN được kỳ vọng giúp Quảng Nam lan tỏa thêm thương hiệu, đồng thời là động lực để tiếp tục phát triển điểm đến. Việc được vinh danh lần thứ hai sau 6 năm cho thấy sức sống bền bỉ của HTX du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang.


Chợ phiên Làng chài Tân Thành (Hội An) không chỉ tiêu thụ sản phẩm của làng mà còn là đầu mối quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng của nhiều địa phương trong tỉnh và khu vực. Ảnh: Q.T

Bên cạnh lực lượng nòng cốt là các nghệ nhân, đồng bào người Cơ Tu, sự đồng hành của Tổ chức Cứu trợ và phát triển quốc tế (FIDR) cũng có vai trò rất lớn.

Theo bà Trần Thị Thu Oanh - đại diện FIDR, ngay từ ban đầu, các bên liên quan đã thống nhất định hướng phát triển cho làng theo hướng du lịch dựa vào cộng đồng, không xâm phạm đến hệ sinh thái tự nhiên trên nền tảng bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch xanh.

“Mục tiêu tiên quyết khi triển khai dự án của FIDR không chỉ nâng cao sinh kế mà phải gắn kết cộng đồng. Thành quả từ hoạt động du lịch phải có đầu mối do chính người của làng điều phối hài hòa thì mới khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình phát triển điểm đến, từ đó mới có thể duy trì và phát triển bền vững”, bà Oanh chia sẻ.

Với mô hình hoạt động khá tương đồng, dù ra đời chưa lâu, nhưng cộng đồng du lịch làng chài Tân Thành với sự điều phối của một nhóm thành viên có nhiều kinh nghiệm về phát triển DLCĐ nhanh chóng giúp điểm đến này ghi dấu ấn.

Ông Lê Quốc Việt - Phó Giám đốc HTX du lịch làng chài Tân Thành cho hay, thời gian qua chúng tôi định hướng phát triển điểm đến chợ phiên làng chài Tân Thành không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn là đầu mối quảng bá sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng địa phương cho các điểm đến trên toàn tỉnh và khu vực.

Ở chiều hướng ngược lại, dù là điểm đến đầu tiên của Quảng Nam được vinh danh ở cấp độ ASEAN vào năm 2017 và từng có thời gian phát triển bùng nổ nhưng làng DLCĐ Triêm Tây dần rơi vào thoái trào và không còn là điểm đến thu hút với du khách.

Soi chiếu vào các tiêu chí, nguyên tắc của Giải thưởng Du lịch ASEAN, dễ hiểu nguyên do làng Triêm Tây “đánh mất chính mình” bởi gắn kết lỏng lẻo của cộng đồng trong phát triển du lịch, đồng thời không tạo được sinh kế căn cơ từ du lịch cho cộng đồng.

Quốc Tuấn

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 08/02/2025
Từ khóa: du lịch cộng đồng, Du lịch Quảng Nam, Giải thưởng Du lịch ASEAN

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033158

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC