Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng)

Cập nhật: 23/07/2014

“Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trở thành một biểu tượng của Đà Nẵng. Cải tạo, nâng cấp Bảo tàng phải làm sao không làm phá vỡ biểu tượng hoặc làm biến mất biểu tượng văn hóa này”.

Ý kiến của PGS. Nguyễn Văn Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam tại Hội thảo “Phương án cải tạo và nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm” tổ chức ngày 17/7 tại Đà Nẵng.

Được xây dựng từ năm 1915, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là một trong những bảo tàng ra đời sớm nhất ở Việt Nam, nơi trưng bày những sưu tập tác phẩm nghệ thuật điêu khắc lớn nhất thế giới của Vương quốc Chămpa cổ. Không chỉ vậy, kiến trúc của bảo tàng được đánh giá là không gian kiến trúc đẹp nhất ở Việt Nam khi được phối hợp những đặc trưng kiến trúc tháp Chămpa và các chi tiết kiến trúc thuộc địa của Pháp. Hiện nay, bảo tàng này vẫn đứng vào nhóm khoảng 10 bảo tàng thu hút đông khách tham quan và là một trong 13 bảo tàng được xếp hạng I của cả nước.

Tuy nhiên, trải qua gần 100 năm tồn tại, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đang đối mặt với nhiều vấn đề cần xử lý, trong đó vấn đề cơ bản là xử lý mối quan hệ giữa “bảo tồn và phát triển” đối với bản thân kiến trúc tòa nhà bảo tàng.

Ông Võ Văn Thắng - Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm nhìn nhận: "Nhìn chung, với trần, nền cao thấp khác nhau của Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã tạo sự kết nối thiếu mạch lạch giữa các không gian trưng bày. Diện tích Bảo tàng cũng thiếu để bố trí một số chức năng hoạt động theo yêu cầu. Với Bảo tàng Điêu khắc Chăm thì mâu thuẫn giữa yêu cầu giữ lại kiến trúc cũ và việc mở rộng không gian để đáp ứng yêu cầu phát triển là bài toán khó giải".

Tại Hội thảo, các chuyên gia và các nhà hoạt động văn hóa đã đề xuất một số giải pháp, phương án cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm, cũng như trao đổi những kinh nghiệm quốc tế về cải tạo, mở rộng không gian và đổi mới trưng bày bảo tàng.

Theo GS, KTS Hoàng Đạo Kính, chỉ nên nâng cấp, kiện toàn cái hiện hữu của Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Việc kiện toàn về kiến trúc cần đặt trong chiều dài lịch sử, có sự nối tiếp, kế thừa những giá trị đã có của công trình cũ; cần đạt sự thống nhất về kiến trúc, nối kết không gian, không cơi nới nhiều…

Tại hội thảo, 3 phương án được đưa ra để cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm: Tìm địa điểm khác để xây mới tòa nhà Bảo tàng làm cơ sở 2 của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hoặc chuyển đổi công năng của Bảo tàng Điêu khắc Chăm hiện nay thành bảo tàng khác; giữ nguyên kiến trúc hiện nay, chỉ đầu tư sửa chữa, chống thấm dột, cải tạo nội thất trưng bày; giữ lại tòa nhà cũ xây dựng trước năm 1975 để bảo quản như một di sản kiến trúc, cải tạo tòa nhà sau để tăng thêm diện tích sử dụng, khắc phục những hư hỏng hiện nay của tòa nhà...

Các đại biểu tham dự hội thảo phần lớn đều nghiêng về phương án thứ ba, nhưng nhấn việc cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm là cần thiết nhưng phải hết sức thận trọng, có sự hợp tác quốc tế ngay từ ban đầu và cần phải ứng xử như với một bảo tàng quốc gia.

“Cần tìm ra phương án tối ưu nhất trước khi đầu tư nâng cấp Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trên cơ sở đánh giá hiện trạng và lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu để tránh sai lầm làm biến dạng, mất giá trị của di tích độc đáo này". Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí khẳng định.

Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm đang lưu giữ các bộ sưu tập cực kỳ quý hiếm. Trong đó có 3 hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, số còn lại đều là những báu vật quốc gia./.

Cinet
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037775

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC