Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Tiếp tục tăng cường quản lý môi trường du lịch

Tiếp tục tăng cường quản lý môi trường du lịch

Cập nhật: 25/12/2014

Sáng 23/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) và Ủy ban Nhân dân Thành phố đã tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn; bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL các tỉnh, thành phía Nam cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình trung ương và địa phương.

Chỉ thị số 18/CT-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04/9/2013 gồm 41 nhiệm vụ nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, tập trung các nhóm nhiệm vụ tuyên truyền nhận thức; tăng cường các quy định, chế tài; tổ chức thanh - kiểm tra, giám sát; liên kết phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch…

Phát biểu tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nếu trước đây tình hình tội phạm cướp giật liên quan đến khách du lịch, vấn nạn chèo kéo, đeo bám du khách là nỗi nhức nhối của một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thì nay sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 18, Thành phố đã có những chuyển biến tích cực, số lượng các vụ việc giảm dần. Tình hình tội phạm giảm đáng kể; lực lượng công an đã kiểm soát tốt tình hình, ngăn chặn các hành vi phạm tội; xử lý nghiêm các hành vi gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám, xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch. Có thể nhận thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, báo chí đã tạo sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức đến các việc làm cụ thể, thiết thực để cải thiện môi trường du lịch.

Tại Hội nghị, các đại biểu kiến nghị trong thời gian tới phải có chế tài xử phạt nặng các doanh nghiệp du lịch hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài núp bóng các doanh nghiệp trong nước; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thiết lập đường dây nóng tại địa phương và nhanh chóng thiết lập được số điện thoại chung thống nhất trên toàn quốc để hỗ trợ khách du lịch. Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra xử phạt nghiêm các công ty du lịch vi phạm…

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cho rằng, sau 1 năm triển khai, Chỉ thị số 18 bước đầu đạt kết quả đáng ghi nhận, tạo bước chuyển biến tích cực về môi trường du lịch; nhận thức về vai trò đảm bảo môi trường du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến của địa phương, của Việt Nam ngày càng được nâng cao; hình thành nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo tại nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu...; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm như: lừa đảo, gian lận, ép giá, chèo kéo, đeo bám, xâm hại tài sản, tính mạng của khách du lịch...

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ Anh Tuấn cũng nêu ra những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: Chưa thiết lập được số điện thoại chung thống nhất trên toàn quốc để tiện cho khách du lịch phản ánh kịp thời bức xúc của mình; Một số địa phương chưa thật chủ động, quyết liệt trong triển khai các giải pháp cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; Chế độ thông tin, báo cáo chưa thực hiện đầy đủ; Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa thường xuyên.../.

ĐCSVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036287

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC