Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Du lịch Can Lộc (Hà Tĩnh) trên đà cất cánh

Du lịch Can Lộc (Hà Tĩnh) trên đà cất cánh

Cập nhật: 30/12/2014

Ít có địa phương nào ở Hà Tĩnh hội đủ các loại hình du lịch phong phú như Can Lộc. Một chùa Hương Tích xứng danh "Hoan Châu đệ nhất danh lam". Một Ngã ba Đồng Lộc với bản hùng ca cách mạng của thế hệ TNXP Hà Tĩnh và cả nước. Một Ngã ba Nghèn quật khởi tinh thần Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm đầu khởi nghĩa... Phát huy tiềm năng, giá trị vô giá từ các di tích, chứng tích văn hóa - lịch sử, kết hợp với các loại hình du lịch sinh thái mới, Can Lộc đã tập trung đầu tư, cải thiện môi trường du lịch để đưa ngành "công nghiệp không khói" của huyện nhà cất cánh.

Chùa Hương Tích ngự trên một trong bảy ngọn núi đẹp nhất của dãy Ngàn Hống không chỉ nổi tiếng với các điển tích lịch sử, sự linh thiêng huyền bí mà còn là danh thắng đẹp, làm say đắm lòng người.

Những năm gần đây, Hương Tích là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương vào mỗi độ xuân về. Nhằm đáp ứng nhu cầu hướng về cõi Phật linh thiêng của du khách thập phương, thời gian qua, Can Lộc đã đầu tư tôn tạo nhiều hạng mục chính như: Miếu Cô, Miếu Cậu, các điện thờ, các tuyến đường lên chùa, hệ thống bậc tam cấp lên chùa, hệ thống lan can từ dốc Đá Lát lên đền, bãi để xe, các cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống...

Gần đây, Dự án cáp treo với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng đã được Công ty cổ phần phát triển Du lịch Hồng Lĩnh triển khai xây dựng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội mới cho việc đa dạng hóa dịch vụ nơi đây.

Nếu như Hương Tích là điểm nhấn của du lịch văn hóa - tâm linh thì Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc lại hấp dẫn du khách khi đến với loại hình du lịch lịch sử để tận hưởng trọn vẹn bản hùng ca cách mạng về tinh thần quả cảm, sự hy sinh không tiếc máu xương của lớp lớp thế hệ TNXP Hà Tĩnh.

Là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia và được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chọn làm nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ TNXP toàn quốc, Ngã ba Đồng Lộc đã được Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng và tôn tạo các công trình như: cụm tượng đài 10 liệt nữ TNXP, tháp chuông, đền thờ, tái tạo các chứng tích lịch sử...

Đến với Ngã ba Đồng Lộc hôm nay, du khách không chỉ được tiếp đón tận tình mà còn được cảm nhận đầy đủ về chiến trường Đồng Lộc năm xưa thông qua hệ thống sa bàn điện tử cùng những câu chuyện kể đầy cảm động của các hướng dẫn viên du lịch.

Sẽ là thiếu sót khi bỏ qua Khu di tích lịch sử Xô Viết - Nghệ Tĩnh Ngã ba Nghèn với Dự án tôn tạo, nâng cấp và mở rộng khu di tích có tổng mức đầu tư trên 92 tỷ đồng, tập trung xây dựng khu tượng đài; nhà tưởng niệm và trưng bày hiện vật có giá trị lịch sử trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931; nhà văn hoá 400 chỗ ngồi với các phòng chức năng, phòng đọc, thư viện, phòng nhạc hoạ và sân thi đấu thể thao trong nhà. Ngoài ra, dự án còn xây dựng một quảng trường làm nơi mít tinh, diễu hành ngoài trời; hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đường nội bộ, điện, mương thoát nước, ga ra để xe; hai bia dẫn tích nền huyện đường và mố cầu Nghèn ghi lại những chứng tích lịch sử Cách mạng năm 1930 – 1931 tại thị trấn Nghèn.

Ngoài các trọng điểm du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch lịch sử, gần đây, Can Lộc đã phát triển thêm loại hình du lịch khá mới mẻ du lịch sinh thái với hai địa chỉ hấp dẫn là Khu du lịch sinh thái Bắc Nghèn (do Công ty Bình Mỹ - Sài Gòn đầu tư) và Khu du lịch sinh thái hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu (thuộc Công ty KTCTTL Can Lộc quản lý). Đến đây, du khách không chỉ được tham gia các trò chơi hấp dẫn, bổ ích mà còn được thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình và thưởng thức nhiều món ăn độc đáo. Phát huy tiềm năng - cũng chính là thế mạnh riêng có này, những năm qua, Can Lộc đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bước đầu tạo nên một diện mạo mới cho các trọng điểm du lịch của huyện.

Cùng với hạ tầng, huyện cũng ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ trên cơ sở đổi mới cung cách phục vụ của đội ngũ làm công tác du lịch, nhất là khôi phục các làng nghề truyền thống (rượu Khánh Lộc, rượu Tuyết Mai, mộc Yên Lộc, chiếu cói Nam Sơn...) nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm vật phẩm lưu niệm, góp phần gia tăng giá trị du lịch, đồng thời cũng nhằm quảng bá hình ảnh Can Lộc với bên ngoài.

Bằng những nỗ lực cải thiện môi trường du lịch, 5 năm lại đây, hàng năm, du lịch Can Lộc đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong nước về tham quan, thắp hương tưởng niệm, góp phần tạo thêm nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt là đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Dù đã tạo nên diện mạo mới cho ngành "công nghiệp không khói" nhưng Can Lộc cũng nghiêm túc đánh giá, ngành du lịch của huyện nhà mới vượt khỏi đường băng và đang trên đà cất cánh.

Để từng bước nâng cao chất lượng các loại hình du lịch, Can Lộc đang dồn sức để trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn. Cùng đó là tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khai thác tài nguyên du lịch kết hợp với nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ di tích, danh thắng; tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tạo ra các sản phẩm đặc sắc của địa phương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch... "Du lịch vẫn là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của huyện nhà ở nhiệm kỳ tiếp theo" - Khẳng định của Phó Chủ tịch UBND huyện Đặng Trần Phong cũng là sự thể hiện quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Can Lộc nhằm đưa ngành du lịch Can Lộc phát triển nhanh, bền vững, có tính chuyên nghiệp./.

nganbacanloc.org.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036287

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC