Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • ”Rước trăng chơi phố ”- Giữ nét văn hóa của ông cha

”Rước trăng chơi phố ”- Giữ nét văn hóa của ông cha

Cập nhật: 28/09/2015

Thông qua các hoạt động tại Lễ hội Trung thu 2015 “Rước trăng chơi phố” tại Bảo tàng Hà Nội nhằm giữ được nét văn hóa của ông cha để lại để cho con cháu về sau biết và bảo vệ được nét văn hóa ấy.

Trước thực trạng mỗi mùa trung thu về, các em nhỏ lại háo hức với những món đồ chơi không rõ xuất xứ, thậm chí mang nhiều yếu tố bạo lực, đã có không ít cảnh báo về sự mai một nét văn hoá truyền thống của dân tộc. “Rước Trăng chơi phố” - Lễ hội Trung Thu 2015 lần đầu tiên được Bảo tàng Hà Nội và Nhóm “Đình Làng Việt” phối hợp tổ chức với mong muốn mang đến một không gian Trung Thu đậm bản sắc dân tộc.

Từ tâm huyết của những người đi trước…

Trung thu, ngày tết đặc biệt của các em thiếu nhi. Nếu như trước đây, các em phải dành khá nhiều thời gian để chuẩn bị cho ngày Tết này với việc làm đèn ông sao, làm đèn lồng, làm đầu sư tử, xâu hạt bưởi, tự làm mâm cỗ trông trăng… thì bây giờ, điều này dễ dàng thực hiện được, miễn là có tiền. Tuy nhiên, cũng vì thế mà ý nghĩa của mỗi dịp trung thu đối với mỗi em nhỏ dường như là không nhiều, có chăng cũng chỉ là một ngày được bố mẹ đưa đi chơi. Nó khác xa với những mùa trung thu sống mãi trong ký ức! Chính bởi vậy, Bảo tàng Hà Nội và Nhóm “Đình Làng Việt” đã quyết định phối hợp tổ chức Lễ hội Trung Thu 2015 với chủ đề “Rước Trăng chơi phố” nhằm tái hiện để giới thiệu cho các em một đêm hội Trung Thu truyền thống giữa lòng thành phố, góp phần giáo dục truyền thống, gìn giữ các bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết và rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể cho thiếu nhi.

Chương trình sẽ diễn ra vào các ngày 20 và 26/9/2015 tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội với nhiều điểm nhấn thú vị.

Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, các em nhỏ tham gia chương trình sẽ được trải nghiệm không khí náo nức của lễ hội trung thu qua việc chuẩn bị làm đồ chơi truyền thống như đèn kéo quân; đèn ông sao, tiến sỹ giấy, mặt nạ giấy bồi, làm đầu sư tử, tò he, làm bánh nướng, bánh dẻo…

Ngoài ra các em nhỏ còn được nghe các nhà nghiên cứu nói chuyện về lịch sử, ý nghĩa của các đồ chơi dân gian dành trẻ em của Việt Nam và được các họa sỹ hướng dẫn cách vẽ mặt nạ, tạo hình những khuôn mặt có những màu sắc, chứa đựng cảm xúc khác nhau.

Đặc biệt, từ 19h00 đến 23h00 ngày 26/9/2015 tại không gian mở của Bảo tàng Hà Nội với những màn trình diễn thú vị, hứa hẹn thu hút các em nhỏ như: Đánh trống khai hội; Múa sư tử, rước đèn ông sao; Các trò chơi dân gian như: chơi pháo đất, nặn tò he, bắt trạch trong chum, nhảy bao bố, chơi tàu thủy, chơi đi cà kheo… Bên cạnh đó còn có các chương trình xiếc, ca nhạc tạp kỹ, thi kể chuyện, thi đốt hạt bưởi…

Với tâm huyết của các tình nguyện viện, Bảo tàng Hà Nội cùng nhóm họa sỹ Đình Làng Việt, không gian Lễ hội sẽ giúp các em nhỏ trở về Trung Thu truyền thống với mâm cỗ trông trăng. Đèn lồng ngũ sắc bằng vải kích thước lớn được trang trí tạo cho không gian Lễ hội Trung Thu lung linh đậm chất dân tộc, đoàn viên, ấm cúng chung cho các gia đình. Tham gia lễ hội, ngoài mâm cỗ lớn được BTC chuẩn bị, các em nhỏ sẽ có phần "góp cỗ trông trăng" với hoạt động chia sẻ những sản vật trung thu của mình như bánh, kẹo, trái cây, đồ chơi đến góp vào mâm cỗ chung.

Trải nghiệm những nét văn hoá truyền thống

Chia sẻ về chương trình, ông Nguyễn Tiến Đà - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết: “Lễ hội trung thu “Rước trăng chơi phố” được tổ chức với mong muốn mang đến cho các em thanh niên nhi đồng một đêm rằm Trung Thu truyền thống theo đúng phong tục cổ truyền. Với việc cố gắng tái hiện lại không gian Trung Thu xưa sẽ giúp các em có những trải nghiệm thú vị, trở thành ký ức tốt đẹp cho các em về lễ hội gắn liền với tuổi thơ. “Chúng tôi hy vọng sẽ đưa hoạt động này trở thành sự kiện thường niên cho thanh thiếu niên và nhi đồng Thủ đô về một trung thu truyền thống Việt Nam đúng nghĩa”, ông Đà nhấn mạnh.

Ngay trong ngày đầu tiên khai mạc (20/9), Lễ hội Trung thu 2015 “Rước trăng chơi phố” đã thu hút sự tham gia của đông đảo các em thiếu nhi. Em Nguyễn Tiến Dũng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Em đến đây thấy các trò chơi ở đây rất bổ ích, giúp em hiểu được các trò dân gian truyền thống. Nhiều trò chơi và hoạt động bổ ích giúp em hiểu thêm về cội nguồn và các truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tại không gian nhiều màu sắc của lễ hội trung thu truyền thống, nhóm Đình làng Việt và các nghệ nhân dân gian đã thực hiện làm chiếc đèn kéo quân với chiều cao 2 mét mang những hình quân bóng được thể hiện từ các hình người, tiên từ chạm khắc đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Nghệ nhân làm đèn kéo quân Nguyễn Văn Quyền, 77 tuổi, ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội chia sẻ: “Tham gia chương trình tại Bảo tàng, chúng tôi muốn truyền lại phương pháp làm các trò chơi này cho thế hệ sau nó khỏi mai một. Tất cả các trò chơi dân gian như đèn kéo quân, đèn ông sao, rồi thuyền nước.., những cái đó là nét văn hóa đặc sắc của cha ông để lại nếu nó mai một đi thì văn hóa Việt Nam sẽ mất đi một phần. Chúng tôi muốn giữ được nét văn hóa của ông cha để lại để cho con cháu về sau biết và bảo vệ được nét văn hóa ấy”.

Theo chương trình, tối ngày 26/9/2015 (tức 14/8 âm lịch) tại không gian mở của Bảo tàng Hà Nội, Lễ hội “Rước Trăng chơi phố” sẽ diễn ra nhiều hoạt động thú vị, đưa các em thiếu nhi trở về với cội nguồn dân tộc trong không khí Trung thu rộn ràng, đầm ấm./.

cinet.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036303

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC