Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ninh Bình bảo tồn giá trị văn hóa hướng đến phát triển du lịch bền vững

Ninh Bình bảo tồn giá trị văn hóa hướng đến phát triển du lịch bền vững

Cập nhật: 05/10/2015

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI vừa diễn ra, việc khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch dựa vào giá trị di sản văn hóa đã được đề cập ngay trong chủ đề của Đại hội.

Năm 2015, lượt khách đến tham quan các điểm du lịch của Ninh Bình cán mốc 6 triệu, gấp hai lần so với năm 2010. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt, khách lưu trú đạt 1 triệu lượt. Để đạt được con số ấn tượng này có sự “góp sức” không nhỏ của các điểm di sản văn hóa đặc biệt là Quần thể danh thắng Tràng An.

Du lịch đã vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Từ những điểm du lịch nhỏ, lẻ, đơn điệu, ít người biết đến, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành vùng du lịch trọng điểm của quốc gia và mang tầm vóc quốc tế. Thu nhập của người dân từ các hoạt động liên quan đến du lịch cũng được cải thiện đáng kể so với trước.

Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI vừa diễn ra, nhiệm vụ được đặt ra từ nay đến năm 2020 là phát huy thế mạnh về tài nguyên du lịch để tập trung thu hút đầu tư; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng các tuyến, khu, điểm du lịch, thực hiện các dự án mới.

Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý và phát huy hiệu quả giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản, các di tích lịch sử - văn hóa; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch gắn với phát triển văn hóa và tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa, du lịch, bảo vệ cảnh quan môi trường. Phát triển mạnh thị trường trong tỉnh, mở rộng và đa dạng hóa thị trường ngoài nước. Mở rộng hợp tác, phối hợp chặt chẽ, tạo được sự liên kết với các tỉnh, liên kết vùng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch.

Cùng với đó là việc xây dựng và thực hiện các dự án: Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử Cố đô Hoa Lư; phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn; cơ sở hạ tầng Cồn Nổi; Kênh Gà – Vân Trình; Công viên động vật hoang dã; chiến khu cách mạng Quỳnh Lưu. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên phương tiện phát thanh, truyền hình, tạp chí du lịch có uy tín trong nước và quốc tế. Xây dựng nét văn hóa thanh lịch, thân thiện, mến khách của người dân cố đô Hoa Lư.

Ngoài ra, tỉnh cũng hoàn thiện quy hoạch, thực hiện quy hoạch và quản lý việc phát triển các dịch vụ, du lịch và đổi mới cơ chế, chính sách để đẩy mạnh thu hút và ưu tiên các nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện hạ tầng dịch vụ, du lịch nhất là dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu giải trí, nghỉ dưỡng, làng ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ… nhằm tăng lượng khách lưu trú, mua sắm, sử dụng các dịch vụ.

Tỉnh cũng sẽ tăng cường đầu tư và chỉ đạo xây dựng kết cấu hạ tầng, cảnh quan đô thị, phấn đấu để thành phố Ninh Bình trở thành thành phố du lịch; thực hiện các đề án xuất khẩu, xúc tiến thương mại, phát triển mạnh thương mại điện tử; phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch…

Cinet
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036342

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC