Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Khánh Hòa: Phát hiện nhiều loài thực vật mới tại Hòn Bà

Khánh Hòa: Phát hiện nhiều loài thực vật mới tại Hòn Bà

Cập nhật: 07/10/2015

Theo Viện Sinh học nhiệt đới (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), các chương trình hợp tác giữ Viện với một số cơ quan khoa học quốc tế về nghiên cứu đa dạng sinh học tại Việt Nam đã phát hiện nhiều loài thực vật mới tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Các loài thực vật mới này đều phát hiện ở độ cao từ 1.000 mét trở lên trong khu bảo tồn.

Loài Xú hương Yahara

Cụ thể, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Viện và Trung tâm bảo tồn sinh thái Châu Á, thuộc Trường đại học Kyushu - Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện loài thực vật thuộc họ cà phê và đặt tên là Xú hương Yahara. Loài này có đặc điểm cây bụi, cao từ 1 mét – 1,5 mét, cành không lông, lá hình xoan ngọn giáo đến xoan bầu dục; cụm hoa mọc ở nách lá, hoa không cuống, đài hình chuông và có màu đỏ thẫm, quả hình trứng và có màu nâu đỏ khi chín.

Loài Zingiber yersinii

Hai loài thực vật mới thuộc họ gừng cũng đã được phát hiện tại Hòn Bà, là kết quả hợp tác giữa Viện với Vườn thực vật Praha - Cộng hòa Czech, lần lượt được đặt tên Zingiber discolor và Zingiber yersinii. Loài Zingiber discolor được tìm thấy khá phổ biến ở độ cao trên 1.000 mét, với đặc điểm hình thái khá đặc biệt so với các loài gừng khác đã được ghi nhận ở Việt Nam bởi mặt dưới lá có màu tím thẫm và bóng. Loài Zingiber yersinii có đặc điểm nhánh mang lá dài đến 0,8 mét, rũ xuống ở ngọn; lá hình elip hẹp, hơi quăn, mặt trên màu xanh sáng, mặt dưới sáng hơn…

Loài lan mới Miguelia cruenta Aver & Vuong

Ngoài ra, tại Hòn Bà, các nhà khoa học còn phát hiện một loài lan mới, đặt tên là Miguelia cruenta Aver & Vuong, phát hoa có hình zích zắc, hoa màu vàng xanh, nở thành cặp đối nhau và cuống khá dài, môi hoa màu vàng nhạt và có những đường gân đỏ. Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà rộng trên 2.000 ha, cách thành phố Nha Trang 30 km theo đường chim bay về hướng Tây Nam, có độ cao tuyệt đối trên 1.570 mét so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, hệ thực vật rừng đa dạng, rõ nét khi có đến hơn 590 loài được ghi nhận. Khu bảo tồn này được UBND tỉnh Khánh Hòa thành lập vào năm 2005, đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu, khảo sát và tìm kiếm thêm các loài thực vật mới để bổ sung tính đa dạng thực vật cho Hòn Bà nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tin Môi Trường
Từ khóa:

Tin liên quan

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tích cực tuyên truyền ý nghĩa của biển, hải đảo đồng thời triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2025 với chủ đề “Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững”.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Xem tiếp

Tin nổi bật

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Quảng Nam: Đồng bào Bắc Trà My làm du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036504

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC