Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Nội duyệt dự án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020

Hà Nội duyệt dự án bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020

Cập nhật: 28/01/2016

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Hà Nội ở mức báo động, Hà Nội đã phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Theo đề án, mỗi năm Hà Nội sẽ thực hiện lộ trình cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Sông Đoan Túc bị ô nhiễm nặng

Năm 2016, thành phố sẽ điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề trên địa bàn theo 8 loại hình sản xuất như chế biến lương thực thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi giết mổ gia súc.

Ngoài ra, điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn các xã/huyện theo các nhóm A, nhóm B, nhóm C…

Thành phố quy định việc quản lý thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải nông thôn, chất thải phát sinh từ hoạt động của các cơ sở làng nghề; kiểm soát chặt chẽ việc phát sinh và xử lý chất thải nguy hại từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Cùng với đó, Hà Nội sẽ hỗ trợ kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề; trong đó, hỗ trợ 100% kinh phí cho 20 làng nghề có mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để xây dựng công trình trạm xử lý nước thải đầu mối của khu thu gom xử lý nước thải tập trung; khu tập kết chất thải rắn cho các doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư xây dựng mới công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung tại các làng nghề có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Thành phố ưu tiên phân bổ không thấp hơn 10% tổng kinh phí sự nghiệp môi trường cho công tác bảo vệ môi trường làng nghề, ưu tiên cho các địa phương có làng nghề truyền thống và làng nghề được công nhận.

Ngoài việc giao cho nhiều sở ngành, địa phương thực hiện công tác này, thành phố yêu cầu các xã, phường, thị trấn đóng vai trò quan trọng ở cơ sở, sát thực trong việc lập, trình phương án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn, đồng thời xây dựng hương ước, quy ước và đẩy mạnh tuyên truyền cho đông đảo nhân dân thực hiện./.

TTXVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Trong những ngày qua, người dân khắp nơi trên cả nước cũng như du khách quốc tế về Đà Nẵng để tham quan, đón chào các sự kiện “Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025”.

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Độc đáo bức tranh “Cá chép vượt vũ môn” trên cánh đồng lúa Tam Cốc, Ninh Bình

Xem tiếp

Tin nổi bật

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037636

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC