Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam

Quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam

Cập nhật: 02/02/2016

(TITC) - Ngày 16/12/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 62/2015/TT-BTNMT quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam; Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2016.

Lễ trao tặng giải thưởng môi trường Việt Nam năm 2015; Ảnh: chinhphu.vn

Theo đó, Giải thưởng Môi trường Việt Nam được xét tặng 2 năm/lần do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong và ngoài nước có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Lĩnh vực tham gia xét tặng được chia thành 6 nhóm gồm: (1)- Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; (2)- Giáo dục, đào tạo, truyền thông; tham vấn, tư vấn, phản biện, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; (3)- Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; (4)- Phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường; (5)- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học; (6)- Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mỗi lần tổ chức xét tặng sẽ trao không quá 50 giải thưởng cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng.

Điều kiện để xét tặng đối với tổ chức là: đã hoạt động, sản xuất, kinh doanh liên tục tại Việt Nam, không vi phạm các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian ít nhất 4 năm, tính đến thời điểm đăng ký xét tặng giải thưởng; tự nguyện đăng ký hoặc được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu; có thành tích xuất sắc được xã hội công nhận, giải quyết thành công ít nhất một vấn đề môi trường đặc thù hay thúc đẩy tiến bộ trong hoạt động bảo vệ môi trường thuộc một trong các lĩnh vực xét tặng giải thưởng.

Điều kiện để xét tặng đối với cá nhân và cộng đồng là: không vi phạm các quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian ít nhất 3 năm, tính đến thời điểm đăng ký xét tặng giải thưởng; tự nguyện đăng ký hoặc được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng; có thành tích xuất sắc, là tấm gương điển hình được mọi người noi theo thuộc một trong các lĩnh vực xét tặng giải thưởng

Báo cáo thành tích trong hồ sơ xét tặng phải có xác nhận của bộ, ngành, Hội Trung ương quản lý trực tiếp hoặc xác nhận của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Việc ban hành Thông tư quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam sẽ khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Đồng thời khẳng định việc thực thi có trách nhiệm của Chính phủ Việt Nam đối với Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 21 (COP21) vừa diễn ra ở Paris, Pháp từ ngày 29/11 đến ngày 13/12/2015.

Xem chi tiết văn bản

Thế Phi

Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037733

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC