Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Năm 2015 đánh dấu mức tăng kỷ lục của năng lượng tái tạo

Năm 2015 đánh dấu mức tăng kỷ lục của năng lượng tái tạo

Cập nhật: 11/04/2016

Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) ngày 7/4 thông báo công suất năng lượng tái tạo toàn cầu trong năm 2015 đạt 1.985 gigawatts (GW), tăng 152 GW (khoảng 8,3%).

Ảnh minh họa

Đây là mức tăng hàng năm cao nhất từ trước tới nay. Theo báo cáo của IRENA, công suất năng lượng gió trong năm 2015 đã tăng 17% do giá turbine giảm 45% kể từ năm 2010 và công suất năng lượng Mặt Trời tăng 37% nhờ giá thành của các module quang điện Mặt Trời giảm tới 80%. Trong khi đó, công suất thủy điện cũng tăng 3%, còn công suất năng lượng sinh học và địa nhiệt tăng 5%.

Tổng Giám đốc IRENA Adnan Z.Amin nhấn mạnh phát triển năng lượng tái tạo tiếp tục tăng ở các thị trường trên toàn cầu, thậm chí ngay cả khi giá dầu và giá khí đốt thấp. Theo ông, chi phí cho công nghệ năng lượng tái tạo giảm cùng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường đang tạo điều kiện cho năng lượng tái tạo phát triển.

Ước tính, trong năm 2015, đầu tư vào năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục là 286 tỷ USD.

Công suất năng lượng tái tạo tăng nhanh nhất ở các nước đang phát triển. Theo đó, công suất năng lượng tái tạo trong năm 2015 tại Trung Mỹ và Caribe là 14,5%, châu Á là 12,4%, chiếm 58% công suất năng lượng tái tạo toàn cầu.

IRENA khẳng định điều này cho thấy năng lượng tái tạo "đang lên ngôi" so với năng lượng truyền thống và đang tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế ở các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất./.

vietnamplus.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

(TITC) – Một năm sau khi chính thức được công nhận vào Danh lục Xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên đang ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

(TITC) – Hướng tới hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), đồng thời góp phần vào nỗ lực phục hồi và bảo vệ hệ sinh thái rừng, ngày 16/5 vừa qua, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò (xã Đồng Tân, huyện Mai

Xu hướng du lịch với không gian xanh

Thách thức với “du lịch xanh”

Tái chế đến tái sinh

Xem tiếp

Tin nổi bật

Vườn Quốc gia Cát Tiên – Điểm sáng trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học

Doanh nghiệp và cộng đồng chung tay trồng rừng tại Hòa Bình vì một tương lai xanh

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79038288

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC