Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Sông hoa và du lịch đường sông Sài Gòn

Sông hoa và du lịch đường sông Sài Gòn

Cập nhật: 27/02/2017

Dù có rất nhiều nỗ lực, du lịch đường sông Sài Gòn vẫn loay hoay bế tắc. Thiết nghĩ cần phải có những đột phá để tiếp sức cho du lịch đường sông của thành phố.
Những ghe hoa cập bến Bình Đông (TPHCM) chuẩn bị chợ hoa dịp giáp Tết Đinh Dậu. Ảnh: Quang Đức Du lịch đường sông, không phải chỉ để ngồi trên tàu ăn uống và cả nhậu nhẹt, cũng không phải để nghe và xem ca nhạc thập cẩm. Ăn uống, nhậu nhẹt, nghe xem ca nhạc làm sao ngoạn cảnh? Luôn phải có sự lựa chọn thì sự thưởng thức mới trọn vẹn. Du lịch đường sông của thiên hạ là để ngoạn cảnh thành phố, đặc biệt là dọc hai bên bờ sông. Như một bản nhạc, thủy trình phải có điểm nhấn, điểm lặng, có cao trào và kết thúc. Du lịch đường sông được tính toán chi tiết trong quy hoạch xây dựng và phát triển các thành phố, tiến trình thực hiện có khi hàng chục năm. Việt Nam thì ngược lại, không có quy hoạch gì cả. “Đùng một cái” muốn phát triển du lịch đường sông nên khó khăn gấp bội. Nhưng không có gì là không thể, nếu thật sự muốn làm. “Cái khó, ló cái khôn”, “Cùng tắc biến, biến tắc thông” như là quy luật cuộc sống. Tôi cứ bị ám ảnh bởi câu hỏi của một du khách Hà Lan khi đến tham quan đường hoa Nguyễn Huệ: “Sao có đường hoa mà không có sông hoa?”. Một ý kiến lạ. Nếu có sông hoa (trên kênh Tàu Hủ chẳng hạn) thì hay biết mấy, tận dụng thêm hai bờ sông và vỉa hè để nối “Đất - Nước và Hoa” với các dịch vụ bổ trợ. Du khách có thể tản bộ dọc đôi bờ, thưởng thức ẩm thực đường phố, mua hàng lưu niệm hoặc du thuyền len lỏi ngắm hoa trên sông, sầm uất như chợ nổi. Dĩ nhiên phải đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Việc này không quá khó. Người Thái đã làm những chợ nổi nhân tạo, tổ chức nhiều dịch vụ cả trên bờ lẫn dưới sông rất phong phú, thu hút đông đảo khách du lịch. Dễ hình dung về sức hấp dẫn của việc tập trung làm đẹp nhà cửa dọc hai bờ sông. Trí tuệ và sự sáng tạo của cộng đồng bao giờ cũng gấp bội lần một vài cá nhân hay đơn vị. Sẽ có giải thưởng “trang trí đẹp nhất”, “ấn tượng và độc đáo nhất”... cho các hộ gia đình, công sở, văn phòng... tạo thành những đêm hội ánh sáng ấn tượng cho du khách thưởng ngoạn. Chưa nên làm đại trà ngay. Năm đầu tiên chỉ tập trung cho nhà cửa hai bên đoạn sông chính, nơi diễn ra sông hoa rồi từ từ mở rộng dần. TPHCM vốn có truyền thống tiên phong, với những cách làm sáng tạo. Năm 2017 rất cần những đột phá để du lịch đường sông lấy đà tăng tốc.

www.thesaigontimes.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Dịp kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/2025), tỉnh Điện Biên đã tổ chức trọng thể, nghiêm trang Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé). Công trình không chỉ mang ý nghĩa lịch sử sâu

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035965

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC