Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Thành lập mô hình đồng quản lý tiểu khu bảo tồn biển ở Phú Quốc

Thành lập mô hình đồng quản lý tiểu khu bảo tồn biển ở Phú Quốc

Cập nhật: 03/03/2017

UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt Đề án thí điểm thành lập mô hình đồng quản lý tiểu khu bảo tồn biển ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm và ấp Bãi Bổn, xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc.
Làng chài Hàm Ninh Theo đó, tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển này có tổng diện tích 4.308 ha, bao gồm 2 khu vực: Vùng lõi cỏ biển 1.775 ha là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt và vùng đệm cỏ biển 2.533 ha là khu vực phục hồi sinh thái. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thương mại thủy sản có liên quan đến tiểu khu. Theo đề án, trước mắt, tập trung vào các hộ dân làm nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ du lịch tại địa bàn ấp Đá Chồng và ấp Bãi Bổn. Kinh phí thực hiện Đề án từ các nguồn như: Ngân sách Nhà nước, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Mai Anh Nhịn cho TTXVN biết: Mục tiêu của Đề án là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia cùng với Nhà nước trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên, bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản, môi trường biển và các giá trị văn hóa-lịch sử. Đồng thời bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan trên cơ sở lợi ích lớn nhất của cộng đồng; bảo đảm lợi ích kinh tế-xã hội-môi trường trước mắt và lâu dài cho cộng đồng địa phương, cũng như của toàn tỉnh trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý, bền vững các giá trị tài nguyên biển. Theo Đề án này, tỉnh Kiên Giang giao trách nhiệm, quyền hạn và chức năng quản lý nghề cá cụ thể cho cộng đồng, đồng thời ban hành quyền đánh cá và quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng nước của tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển thông qua tổ chức cộng đồng là Ban Quản lý cộng đồng Đá Chồng-Bãi Bổn; nâng cao quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo tồn biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng thu nhập của cộng đồng từ việc bảo vệ tốt tài nguyên và các mô hình sinh kế thay thế, các hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng. Triển khai Đề án, trong năm 2017 Kiên Giang thành lập Ban Quản lý cộng đồng Đá Chồng-Bãi Bổn và kiện toàn các tổ chức năng có liên quan; xây dựng kế hoạch, điều lệ, quy chế hoạt động, hương ước và cơ chế tài chính; nâng cấp, cải tạo trụ sở ấp kết hợp nhà cộng đồng đa năng hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng (như truyền thông giáo dục, sinh hoạt cộng đồng, triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ du lịch)… tại tiểu khu đồng quản lý bảo tồn biển. Cùng với đó, tỉnh cũng xây dựng hệ thống phao tiêu, biển báo phạm vi tiểu khu, chòi canh; mua sắm phương tiện tuần tra, trang thiết bị, thông tin liên lạc, trang phục đội tuần tra, kiểm soát…; triển khai các dự án hỗ trợ cộng đồng phát triển sinh kế bền vững; xây dựng chuỗi liên kết phát triển du lịch sinh thái cộng đồng với các doanh nghiệp du lịch lữ hành, kiểm soát 100% lượng du khách tham quan, lặn biển trong khu vực tiểu khu; nâng cao giá trị sản phẩm ghẹ xanh thông qua liên kết chuỗi giá trị ghẹ xanh từ ngư dân đến người tiêu dùng…

chinhphu.vn
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036123

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC