Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Phát triển du lịch Bến Tre trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát triển du lịch Bến Tre trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 12/11/2018

Bến Tre là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là 1 trong 5 tỉnh đại diện sông nước của 13 tỉnh, thành thuộc vùng thấp. Bến Tre bao phủ bởi 4 nhánh hạ lưu của dòng sông Cửu Long đổ ra biển (cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên), hình thành nên tỉnh Bến Tre trên 3 dải cù lao (Minh, Bảo và An Hóa); do vậy sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn trong biến đổi khí hậu từ nay và mãi những thập niên kế tiếp về sau. Việc phát triển du lịch thích ứng với biến đổi khí hậu là điều tiên quyết đặt ra, cần có những giải pháp tân tiến, hiện đại để thích ứng nhằm mang tính kết nối vùng ĐBSCL.

Du thuyền len lỏi trong rạch dừa nước. ảnh Lê Luông

Tỉnh Bến Tre, hiện tượng nước biển dâng làm ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng, ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch dẫn đến cung thấp hơn cầu trong phát triển du lịch cũng như trong sinh hoạt người dân. Những thập niên trước, Bến Tre có 3 vùng sinh thái (mặn, lợ và ngọt) rõ rệt trên bản đồ rẻ quạt của quê hương sông nước Xứ Dừa, nhưng hiện nay, mỗi năm có hai đến ba tháng nước biển dâng rất sâu vào đất liển, nước mặn lấn cả vùng nước lợ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên du lịch.

Bến tre là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, có hệ thống sông ngòi chằng chịt nhiều nhất vùng ĐBSCL, sở hữu trên 70 nghìn ha vườn dừa và 35 nghìn ha vườn cây ăn trái; đây là một tài nguyên đặc trưng hiện có và sẽ làm trụ cột để phát triển du lịch sinh thái sông nước; do vậy cần giữ nét nguyên sơ mà thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch, không để công nghiệp hóa phá đi môi trường hiện hữu làm mất tài nguyên du lịch nhằm phát triển ngành công nghiệp không khói tại Bến Tre phù hợp với thích ứng biến đội khí hậu trong thời gian tới mà các ngành, các ấp cần đồng thuận, chung tay xây dựng và bảo vệ tài nguyên một cách hiệu qảu nhất.

Sản phẩm du lịch đặc thù "Chợ nổi Dừa" trên dòng sông Thom thuộc huyện Mỏ Cày, gắn với làng nghề khai thác dừa là một sản phẩm tồn tại ở Bến Tre và đang phát triển tốt trong khai thác du lịch, cần phải gìn giữ và phát triển, đừng để chìm theo thời gian như các chợ nổi khác như: Chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang), hoặc chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ) hay Chợ nổi Cái Bè cũng từ từ giảm tàu, thuyền trên sông. Ngoài ra với hệ thống làng nghề truyền thống có hàng trăm năm tuổi như: Rượu Phú Lễ, Kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, làng gnhề hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa... là những sản phẩm đặc trưng của tỉnh cần gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của tỉnh để phát triển du lịch.

Trong tỉnh thì hạ tầng giao thông vẫn còn khó khăn, dù có đầu tư từng bước nhưng vẫn còn một số nơi xe chưa đến điểm du lịch thuận lợi; Sự kết nối giao thông với các tỉnh ven biển theo chiến lược phát triển kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng do cầu, đường còn hạn chế. Đường cao tốc TP.HCM đến Trung Lương đã tạo điều kiện tốt cho việc rút ngắn thời gian di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất về Bến Tre; Nếu cao tốc Trung Lương đến TP.Cần Thơ hoàn thành thì Bến Tre tiếp cận hai sân bay ở hai đầu tuyến sẽ giúp du lịch Bến Tre và ĐBSCL sẽ khởi sắc hơn trong tương lai.

Hệ thống cơ sở lưu trú đã có khách sạn từ 1 sao đến 4 sao và nhiều khách sạn khác; cần đầu tư thêm 4, 5 sao để đáp ứng phân khúc thị trường khách cao cấp; tuy nhiên là vùng sông nước gắn với rừng sinh thái Dừa đặc trưng nên loại hình lưu trú gắn với nhà dân (homestay) là điều cần thiết trong phát triển du lịch cộng đồng, giữ chân du khách dài ngày tại địa phương; phát triển du lịch ẩm thực dừa, từng bước xây dựng thương hiệu "Du lịch sinh thái sông nước Xứ dừa" để đưa thương hiệu lên bản đồ thế giới.

Vườn dừa đặc trưng Bến Tre. ảnh Lê Luông

Với lợi thế của tỉnh Bến tre là ruộng lúc, rừng dừa, vườn cây ăn trái, người dân hiền hòa, chất phác nên việc phát triển loại hình du lịch Nông nghiệp là điều cần thiết mà thị hiếu của khách du lịch hiện nay đang chú ý. Cần tận dụng ưu thế tự nhiên để khai thác bản sắc văn hóa bản địa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, chăm sóc sức khỏe, ...Cần xây dựng kế hoạch, lộ trình, sự kiện và nền tảng kỹ thuật số trong thời đại công nghiệp 4.0 .

Với tài nguyên phong phú và đặc vốn có cảu tỉnh, bên cạnh những de dọa bởi diễn biến khí hậu; nếu sinh thái không được bảo tồn và phát huy tiềm năng của sông nước, rừng dừa, vườn cây ăn trái thì dần dần sẽ mất đi nền tảng cảnh quan, cũng như văn hóa bản địa của quê hương sông nước xứ dừa ngày mai một. Cần xây dựng kế hoạch ứng phó, xây dựng chương trình điều tra, giám sát để đưa ra biện pháp bảo vệ; nhất là phục hồi và bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các vật liệu truyền thống để bảo tồn tính thẩm mỹ và áp dụng kỹ thuật hiện đại để kéo dài tuổi thọ. Đồng thời giáo dục và nâng cao ý thức các bên liên quan về những ảnh hưởng tiêu cực và phương thức đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Giữ được môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp là vấn đề phát triển du lịch bền vững, giúp thu hút các nhà đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói thay cho đầu tư khác, Tỉnh cần kêu gọi nhà đầu tư lớn xây dựng qui mô có chiến lược làm đầu tàu, giúp tăng việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giúp nuôi dưỡng được những giá trị nhân văn góp phần cho phát triển du lịch bền vững./.

Lê Luông

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Bến Tre
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033404

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC