Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Huyện Bá Thước phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Huyện Bá Thước phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

Cập nhật: 12/03/2019

Huyện Bá Thước được biết đến là một địa phương giàu tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch. Thành công từ việc đa dạng các loại hình du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.

Khách du lịch tham quan bản Đôn, xã Thành Lâm.

Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, huyện đã bắt tay ngay vào một số giải pháp trọng tâm, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống cội nguồn, từ đó có ý thức, trách nhiệm để bảo tồn và giới thiệu những nét đẹp đó đến với du khách thông qua các sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch cộng đồng theo hình thức tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa – di tích lịch sử... Khách du lịch đến đây cũng được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống... Cùng với đó, việc khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm cũng được huyện Bá Thước chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Điển hình như nghề dệt thổ cẩm làng Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm) giải quyết việc làm cho gần 100 lao động, có thu nhập khoảng 2 triệu đồng/người/tháng; làng nghề thôn Tôm, xã Ban Công thu hút 40 lao động, thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, huyện đã quan tâm tổ chức sưu tầm, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, những phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào Thái và xóa bỏ các hủ tục trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội...; bảo tồn các làn điệu dân ca, điệu múa, lễ hội trong các hội thi, hội diễn... Ngoài ra, huyện Bá Thước còn có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên, như: Di tích khảo cổ Mái Đá Điều (xã Hạ Trung); Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, thác Muốn (xã Điền Quang), hang Tống Duy Tân (xã Thiết Ống)... Nơi đây cũng là cái nôi của sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của người Mường cùng các thể loại thơ ca tục ngữ truyện dân gian, làn điệu dân ca, dân vũ, múa sạp, múa xòe, múa trống chiêng, khặp giao duyên, kin chiêng boọc mạy của đồng bào dân tộc Mường, Thái...

Theo ghi nhận, việc xây dựng các bản, làng văn hóa du lịch cộng đồng, trong đó điểm nhấn là loại hình du lịch homestay đã được huyện tập trung quy hoạch, xây dựng. Trên cơ sở chú trọng khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở mỗi địa phương, từ đó du lịch cộng đồng ở huyện Bá Thước đã dần trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, mang lại nguồn thu cho địa phương, nhất là cho người dân bản địa.

Ông Trương Văn Lịch, Bí thư Huyện ủy Bá Thước, cho biết: Để các giá trị văn hóa truyền thống thu hút du khách, tạo đà cho du lịch địa phương phát triển thì nhất thiết phải cần đến sự chung sức của người dân. Bởi vậy, trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức du lịch cho cán bộ, đảng viên trong cộng đồng dân cư cho tới doanh nghiệp làm du lịch; đồng thời triển khai nhiều giải pháp linh hoạt để làm sao có thể khai thác tốt nhất những giá trị văn hóa phục vụ du lịch. Thực hiện tốt nhiệm vụ trên cũng chính là góp phần tô đậm, bồi tụ thêm cho bản sắc văn hóa dân tộc.

baothanhhoa.vn
Từ khóa: bao-ton, du lịch cộng đồng, Huyện Bá Thước

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033404

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC