Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phát hiện một Sơn Đoòng khác, sâu hơn mực nước biển tại Phong Nha – Kẻ Bàng

Phát hiện một Sơn Đoòng khác, sâu hơn mực nước biển tại Phong Nha – Kẻ Bàng

Cập nhật: 10/04/2019

Ngày 9-4, Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, 3 thành viên giải cứu đội bóng Lợn Hoang tại hang Tham Luong, Chiang Rai, Thái Lan năm 2018 đã không thể thực hiện được cuộc chinh phục hang động ngầm nối hang Thung với Sơn Đoòng. Nhưng chính nhờ sự không thành công này đã vô tình phát hiện thêm một Sơn Đoòng nằm sâu hơn mực nước biển ở Phong Nha - Kẻ Bàng.

Cuộc lặn tìm đáy đoạn hang thông giữa hang Thung và Sơn Đoòng thất bạinhưng lại phát hiện một Sơn Đoòng khác sâu hơn mực nước biển ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Ban đầu, cuộc lặn tìm kiếm này nhằm muốn tìm ra đoạn hang ngầm nối giữa Sơn Đoòng với hang Thung cách nhau 600m. Nhận định được đưa ra là khi đạt độ sâu 25m thì đoạn sông ngầm bên trong Sơn Đoòng sẽ chạy ngang để nối với dòng sông ngầm bên trong hang Thung.

Tuy nhiên trên thực tế hoàn toàn khác, khi nhóm chuyên gia đo độ sâu của dòng sông ngầm bằng dây thì đáy của dòng sông ngầm bên trong Sơn Đoòng nằm ở độ sâu 93m, với độ sâu này thì không thể dùng bình lặn nén khí thông thường.

Sở Du lịch Quảng Bình cho biết: “Ông Jason đã thực hiện đợt lặn ở độ sâu 77m là độ sâu để tìm kiếm lối thông qua hang Thung nhưng vẫn chưa thể tìm thấy điểm nối mà độ sâu của hang vẫn tiếp tục sâu hơn. Nhóm chuyên gia lặn hang động cho rằng, cuộc lặn sắp tới phải dùng bình khí heli (helium) để có thể lặn sâu 120m đến 200m".

Tuy chưa chinh phục được một Sơn Đoòng mới, nằm sâu dưới lòng khối núi đá vôi này nhưng các chuyên gia nhận định đã phát hiện ra một hệ thống hang ngầm (tunnel) nằm ở độ sâu 60m, càng sâu hệ thống hang ngầm càng mở rộng ra. Ở độ sâu này đã sâu hơn mực nước biển tại vị trí lặn.

Với phát hiện này thì Sơn Đoòng lại trở thành điều bí ẩn đối với các chuyên gia hang động và các nhà khoa học. Độ sâu của Sơn Đoòng tăng lên hơn 500m tính từ cửa hang cho đến đoạn cuối cùng chưa được khám phá hết.

Kết luận cuộc lặn này các chuyên gia khẳng định: Khảo sát lần này đã mở ra một trang khám phá mới về hệ thống hang ngầm nằm ở độ sâu hơn 90m đồng thời mở cánh cửa cho các nhà thám hiểm hang động khảo sát thêm hệ thống hang động nằm sâu bên dưới lòng đất. Với những điều này, Phong Nha - Kẻ Bàng vẫn sẽ là điều bí ẩn dành cho các nhà thám hiểm khám phá trong thời gian tới.

Được biết, ngoài dòng sông ngầm bên trong Sơn Đoòng thì các chuyên gia lặn hang động còn lặn khảo sát tại khu vực suối Nước Moọc bên trong VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và tại độ sâu 74m các chuyên gia buộc phải dừng lại vì cần thiết bị phù hợp hơn. Như vậy, theo nhận định của các chuyên gia lặn hang động lần này thì hệ thống hang động đá vôi tại Phong Nha - Kẻ Bàng được chia thành 3 tầng, hang khô, hang nước có dòng chảy và hệ thống hang ngầm nằm ở độ sâu trên 93m. Đây là một phát hiện chấn động mà các chuyên gia chưa từng gặp.

MINH PHONG

SGGP
Từ khóa: hang Thung, Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034494

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC