Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Thanh niên Việt Nam – Lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Thanh niên Việt Nam – Lực lượng xung kích tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật: 20/07/2022

Ngày 19/7/2022, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2019 - 2022”.

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương cho biết, ngày 17/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 894/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022”, nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi cho thanh, thiếu niên nói riêng, nhân dân nói chung trong BVMT, ứng phó với BĐKH. Bí thư khẳng định, Đề án đã giúp đoàn viên, thanh niên và cộng đồng hiểu rõ lợi ích cũng như ý thức, trách nhiệm về BVMT, ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện hiệu quả các nội dung trong chiến lược BVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bí thư Ngô Văn Cương nhấn mạnh, BVMT, ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam, các cấp bộ Đoàn cần xác định việc tuyên truyền, vận động, huy động thanh niên tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH là một trong những trọng tâm công tác lớn của tổ chức Đoàn, không chỉ trong giai đoạn 2019 - 2022, mà còn trong những giai đoạn tiếp theo, thực hiện đồng bộ, lâu dài và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao.

Theo báo cáo tổng kết Đề án, trong giai đoạn 2019 - 2022, với tổng nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và xã hội hóa đạt hơn 175 tỷ đồng, Đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH giai đoạn 2019 - 2022” đã đạt và vượt toàn bộ 7 chỉ tiêu đề ra, góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề về môi trường, khí hậu hiện nay. Các cấp bộ Đoàn trên cả nước đã triển khai 390.608 vườn ươm cung cấp cây xanh, hơn 8.028 lớp tập huấn nâng cao năng lực BVMT, ứng phó với BĐKH với 680.235 đoàn viên, thanh niên tham gia. Cùng với đó, 94.831 chi đoàn khu dân cư đã đăng ký thực hiện “Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”. Ở cấp tỉnh và cấp huyện, đã có lần lượt 1.572 và khoảng 12.700 công trình thanh niên BVMT, ứng phó BĐKH; 16.730 ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp liên quan đến nội dung Đề án của thanh niên được triển khai mới. Đáng chú ý, nhờ những nỗ lực của tuổi trẻ cả nước và các bộ, ngành, tổ chức, đơn vị, đã có 1.052 nhà tránh lũ được xây dựng mới tặng bà con các địa phương. Hằng năm, 100% tổ chức đoàn các cấp tổ chức ít nhất 1 hoạt động tham gia BVMT, ứng phó với BĐKH; 100% chi đoàn trên địa bàn dân cư đăng ký đảm nhận và triển khai thực hiện “Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”. Các cấp bộ đoàn triển khai hiệu quả Chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, tổ chức trồng mới 30 triệu cây xanh, nhiều nội dung triển khai thực hiện đã vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng nguồn lực triển khai Đề án từ Ngân sách nhà nước đạt hơn 53 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa đạt hơn 122 tỷ đồng.

Toàn cảnh Hội nghị

Không những thế, toàn bộ 7 chỉ tiêu của Đề án đều đạt và vượt mức đề ra, trong đó, các chỉ tiêu vượt mức gồm: Trồng mới 30 triệu cây xanh; tổ chức 8.000 lớp tập huấn; triển khai 200 công trình cấp tỉnh, 1.600 công trình cấp huyện về BVMT, ứng phó với BĐKH; hỗ trợ 1.000 ý tưởng khởi nghiệp, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp; hỗ trợ xây 250 nhà tránh lũ. Quá trình triển khai Đề án cũng đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo, hiệu quả của tuổi trẻ cả nước như “Cá ăn rác tại các bãi biển”, “Chợ dân sinh, chung cư giảm rác thải nhựa”, “Vườn Đoàn”, Ứng dụng công nghệ sinh học trong BVMT”… Với phương châm hướng về cơ sở, tập trung cho cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp và tuổi trẻ cả nước đã có nhiều hoạt động thiết thực tham gia BVMT. Đặc biệt, qua các chiến dịch ra quân làm sạch môi trường, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh cũng như thành lập, duy trì các đội thanh niên tình nguyện BVMT, ứng phó với bão lũ, đăng ký xây dựng tuyến phố, tuyến đường, dòng sông Xanh - Sạch - Đẹp, nhà, chòi tránh lũ… tổ chức Đoàn đã góp phần tích cực, trực tiếp vào công tác BVMT, ứng phó với BĐKH.

Cũng trong giai đoạn này, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ TNMT đã tổng kết Chương trình phối hợp số 36/CTPH-TƯĐTN-BTNMT ký ngày 30/3/2017 và đề ra các nội dung cho chương trình phối hợp trong giai đoạn tới, tập trung vào các giải pháp giảm thiểu vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng, vệ sinh môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, thúc đẩy bảo BVMT trong khai thác, sử dụng tài nguyên; chủ động BVMT để góp phần nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH, giảm phát thải khí nhà kính… đồng thời thực hiện Đề án của Thủ tướng chính phủ phấn đấu tới năm 2025 trồng mới đạt 1 tỷ cây xanh.

Với những kết quả mà các cấp bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đạt được trong thời gian qua, có thể nói, BVMT, ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có tính cấp bách đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, để BVMT sống cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đóng góp công sức của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ là rất quan trọng.

Thu Hằng

Tạp chí Môi trường – tapchimoitruong.vn – Đăng ngày 19/07/2022
Từ khóa: bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, Lực lượng xung kích, Thanh niên Việt Nam

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033482

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC