Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 12/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Biến đổi khí hậu
  • /
  • Thanh Hóa bảo vệ các loài chim hoang dã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Thanh Hóa bảo vệ các loài chim hoang dã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái

Cập nhật: 20/07/2022

Thời gian qua, công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư được các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh Thanh Hóa quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Các loài chim nước tại vườn quốc gia Bến En. Ảnh: ITN

Tại những địa bàn trọng điểm trên địa bàn tỉnh, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã phối hợp các địa phương kiện toàn, duy trì hoạt động của 11 tổ công tác liên ngành cấp huyện và 416 tổ liên ngành cấp xã, phường, với 3.920 người tham gia. Các lực lượng thường xuyên kiểm tra, thu gom dụng cụ, lưới bẫy bắt chim; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật rừng và các loài chim hoang dã. Tổ chức cho các hộ dân sống trong và ven rừng, trong các khu vực chim di cư (cánh đồng lúa, bãi bồi ven biển, rừng ngập mặn ven biển...) ký cam kết bảo vệ, không tham gia bẫy bắt, buôn bán, kinh doanh chim hoang dã, chim di cư. Kiểm soát tình trạng bày bán trái phép tại nhà, vận chuyển để bán dọc các tuyến đường, tuyến phố, tại các khu vực thị tứ, thị trấn. Riêng khu vực 11 huyện miền núi, các lực lượng đã tập trung kiểm soát người ra vào rừng nhằm ngăn chặn các hành vi săn bắn, bẫy bắt chim. Thường xuyên kiểm soát các khu vực được xác định là tụ điểm thu gom, phân phối chim hoang dã, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép các loài chim.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với các lực lượng chức năng, các xã, phường tổ chức được 8 cuộc tuyên truyền lưu động trên địa bàn toàn tỉnh; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của các huyện, thị xã, thành phố 50 lần, trên hệ thống loa truyền thanh gần 1.000 lần; tổ chức họp dân, tuyên truyền, vận động thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan đến công tác bảo tồn, bảo vệ các loài chim hoang dã, động vật hoang dã nói chung với 38 lần. Tổ chức cho gần 4.350 hộ gia đình ký cam kết không tham gia bẫy bắt, mua bán, vận chuyển chim hoang dã, chim di cư, chim bản địa. Các tổ liên ngành cấp huyện, xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh đã tiến hành 112 cuộc tuần tra, kiểm tra và không phát hiện hành vi giăng lưới, bẫy bắt chim hoang dã, chim di cư, cũng như hành vi vận chuyển, buôn bán chim.

Hiện đã đến mùa chim di cư, nhiều khu vực bãi bồi, đầm nuôi trồng thủy sản, các cánh đồng lúa, rừng ngập mặn ven biển ở một số huyện trọng điểm, như Hậu Lộc, Nga Sơn, Hà Trung, thị xã Nghi Sơn... đã xuất hiện các loài chim hoang dã, chim di cư. Vì vậy, các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát hành vi giăng lưới, bẫy mồi bắt chim.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, cho biết: Để thực hiện tốt Công văn số 7172/UBND-NN ngày 23-5-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, lực lượng kiểm lâm tỉnh tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, chim di cư. Đồng thời, kiểm tra, rà soát việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở các địa phương; duy trì hoạt động thường xuyên của tổ công tác liên ngành cấp xã, phường; vận động Nhân dân, các chủ trại nuôi, chủ cơ sở kinh doanh, chế biến động vật hoang dã nhận thức đầy đủ về vai trò, giá trị của các loài động vật hoang dã, các loài chim hoang dã để nâng cao ý thức bảo vệ, bảo tồn; không tham gia các hoạt động săn bắn, bẫy bắt, nuôi, mua bán, vận chuyển trái phép, chế biến, kinh doanh, sử dụng trái phép động vật hoang dã và sản phẩm của chúng, nhất là các loài chim hoang dã, chim bản địa, chim di cư; tuần tra, bám sát địa bàn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, không để tái diễn tình trạng giăng lưới, bẫy bắt, vận chuyển, bày bán chim hoang dã nhằm ổn định địa bàn. Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, biên tập nội dung tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông, tăng thời lượng phát sóng trên hệ thống phát thanh, truyền hình cấp huyện.

Quang Hưng (T/h)

Báo Môi trường và Đô thị – moitruongvadothi.vn – Đăng ngày 19/07/2022
Từ khóa: bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ động vật hoang dã, Thanh Hóa

Tin liên quan

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

(TITC) – Ngày 9/5/2025 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương

Đắk Lắk phát triển du lịch từ chiều sâu sản phẩm

Hơn 210.000 lượt khách đến Đắk Lắk dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5 là kết quả bước đầu cho chiến lược tái định vị sản phẩm du lịch của tỉnh, đặt trọng tâm vào chiều sâu văn hóa, bản sắc và trải nghiệm thực chất.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Phát triển du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn (Lào Cai)

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đại dương thế giới năm 2025

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Khánh Hòa: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025

Bạn đi nhặt rác, tôi đi trồng cây…

Cà Mau: Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ngày Đại dương thế giới

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79034710

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC