Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 01/07/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Quảng Nam: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP

Cập nhật: 27/12/2022

Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là một trong số ít địa phương có nhiều sản phẩm OCOP khẳng định được chỗ đứng trên thị trường.

Sản phẩm OCOP Điện Bàn đã tạo thương hiệu, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: V.L

Triển khai từ năm 2018, đến nay Chương trình OCOP Điện Bàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo sự lan tỏa, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đến năm 2022, Điện Bàn có 24 sản phẩm của 17 chủ thể được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP, hầu hết thuộc nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thực phẩm chế biến.

Một số sản phẩm OCOP như nước măng tây xanh Gò Nổi (Điện Quang), bột ngũ cốc Hương Bột (Vĩnh Điện), nước mắm Hà Quảng (Điện Dương), gỗ nghệ thuật Âu Lạc (Điện Phong)... dần tạo chỗ đứng trên thị trường với số lượng tiêu thụ lớn.

Vài năm gần đây, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của thị xã Điện Bàn đã không còn xa lạ với người tiêu dùng bởi chất lượng tốt, mẫu mã đẹp.

Bà Lê Thị Hương - chủ Cơ sở sản xuất sản phẩm xanh Hương Bột chia sẻ, từ khi sản phẩm tham gia Chương trình OCOP và đạt chứng nhận 3 sao (năm 2019), lượng hàng tiêu thụ khá mạnh, bình quân mỗi tháng doanh số bán ra đạt 100 - 150 triệu đồng, thị trường tiêu thụ hầu như cả nước.

Sản phẩm OCOP Điện Bàn đã tạo thương hiệu, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Ảnh: V.L

Rất nhiều cơ chế, chính sách dành cho phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông thôn đã được các cấp, ngành của tỉnh và thị xã Điện Bàn ban hành, hướng dẫn nhằm phát triển sản phẩm nông thôn theo chuỗi liên kết, tạo ra sản phẩm chủ lực địa phương, sản phẩm thế mạnh theo hướng đa dạng hóa, chế biến sâu.

Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế Điện Bàn khẳng định, Chương trình OCOP không chỉ khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, hộ kinh doanh phát triển sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà còn giúp gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, từng bước đưa nông dân chủ động hội nhập và tiếp cận kinh tế thị trường…

“Ngoài hỗ trợ hướng dẫn các tổ chức tham gia Chương trình OCOP (xác định ý tưởng, xây dựng mẫu phiếu, xây dựng phương án và triển khai phương án kinh doanh vào thực tiễn từng đơn vị...), việc áp dụng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với chủ thể, sản phẩm cũng được đơn vị triển khai thường xuyên, từ đào tạo, tập huấn đến hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, xây dựng thương hiệu…

Qua đó, giúp xây dựng sản phẩm không chỉ có hình thức đẹp mà còn đảm bảo về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng” - ông Chơi nói.

Khánh Linh

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Ngày 27/12/2022
Từ khóa: làng nghề, Quang-Nam, sản phẩm OCOP

Tin liên quan

Huế phát triển nhiều điểm du lịch giảm thiểu rác thải nhựa

TP. Huế xác định, giảm rác thải nhựa là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch xanh, bền vững tại các điểm du lịch trên địa bàn.

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp được biết đến với nhiều sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước. Mô hình du lịch nha khoa vừa ra đời là sản phẩm được các phòng khám nha khoa trên địa bàn triển khai kết hợp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Độc đáo kiến trúc nhà tre gần Vườn Quốc gia Cúc Phương

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Xem tiếp

Tin nổi bật

Du lịch nha khoa – Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp

Hải Phòng: Đánh thức di sản giữa lòng phố cảng

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Cà Mau phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Nam: Bảo tồn di sản từ nền tảng đời sống cộng đồng

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Say đắm Tây Giang
Hòn Bà Vũng Tàu - cùng khám phá điểm đến linh thiêng hoang sơ
Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Copyright: VIET NAM NATIONAL AUTHORITY OF TOURISM

Webmaster: TOURISM INFORMATION TECHNOLOGY CENTER

Address: No. 33, Alley 294/2 Kim Ma Street, Ba Dinh District, Ha Noi

Responsible for content: Tourism Information Technology Center

License number: 78/GP-TTĐT dated 29 May 2020

Số lượt truy cập: 72689036.

CATEGORIES

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn

© TITC