Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Quảng Nam: Truyền thông bảo vệ động vật hoang dã cho đồng bào miền núi

Quảng Nam: Truyền thông bảo vệ động vật hoang dã cho đồng bào miền núi

Cập nhật: 27/04/2023

Trước những nguy cơ vi phạm pháp luật từ hoạt động săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã của người dân, thời gian qua đã có nhiều đợt truyền thông được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho đồng bào Cơ Tu sinh sống khu vực vùng đệm khu bảo tồn tại các huyện Đông Giang và Tây Giang.

Người dân miền núi hưởng ứng cam kết bảo tồn động vật hoang dã. Ảnh: Đăng Nguyên

Hoạt động này nằm trong Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp với Ban Quản lý khu bảo tồn loài Sao la thực hiện.

Ông Phạm Văn Kỳ - cán bộ của tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) cho biết, qua đánh giá, Quảng Nam là một trong những địa phương có đa dạng sinh học cao nhất nước, nơi sinh sống của hàng nghìn loài động, thực vật quý hiếm như voi, sao la, voọc chà vá... Tuy nhiên, việc săn bắt quá mức khiến nhiều loài bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

“Xác định vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong ngăn chặn hoạt động săn bắt, kinh doanh và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã, thời gian qua chúng tôi tăng cường phối hợp và đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho cộng đồng miền núi. Qua đó, góp phần thay đổi hành vi, cùng chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã và ngăn chặn hoạt động săn bắt, tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái phép” - ông Kỳ chia sẻ.

Với phương pháp truyền thông thảo luận nhóm dựa vào những tình huống vi phạm thực tế, tại các đợt tuyên truyền, người dân được hỗ trợ nhận diện hành vi vi phạm pháp luật và các biện pháp xử lý tương ứng.

Sau khi nhận thức được các nguy cơ vi phạm pháp luật, người dân bày tỏ sự đồng thuận chung tay bảo tồn động vật hoang dã thông qua cam kết thực hiện các hành vi không ăn, tiêu thụ thịt thú rừng và chim hoang dã; không tham gia săn bẫy, vận chuyển, mua bán hay quảng cáo sản phẩm từ động vật hoang dã. Ngoài ra, tích cực tuyên truyền cho người thân và cộng đồng về nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã; kịp thời báo cáo cho cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm…

Ông Zơrâm Nước - Phó Chủ tịch UBND xã A Vương (Tây Giang) cho rằng, người dân miền núi thường chưa nhận thức hết nguy cơ vi phạm pháp luật từ hoạt động săn bắt, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã. Do vậy, công tác truyền thông thuộc các hợp phần của Dự án VFBC thời gian qua góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật, giúp ngăn ngừa hoạt động săn bắt, chung tay bảo tồn động vật hoang dã.

Đăng Nguyên

Báo Quảng Nam – baoquangnam.vn – Đăng ngày 26/04/2023
Từ khóa: đồng bào miền núi, Quang-Nam, Truyền thông bảo vệ động vật hoang dã

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036635

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC