Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • “Cuộc cách mạng Sách đỏ lần thứ tư”

“Cuộc cách mạng Sách đỏ lần thứ tư”

Cập nhật: 23/05/2023

Sách đỏ Việt Nam xuất bản lần đầu năm 1992, với 365 loài động vật, đến năm 1996 mới được hoàn thiện sau khi bổ sung 356 loài thực vật. Từ đó đến nay, Sách đỏ đã trải qua hai lần cập nhật (lần đầu năm 2000, lần hai năm 2007), và sau hơn 10 năm, nguồn học liệu quý giá này mới được làm mới thêm lần nữa.

Dự án cập nhật đang được tiến hành không chỉ bổ sung lượng thông tin nghiên cứu lớn, mà còn được kỳ vọng sẽ trở thành một kênh truyền thông hiệu quả đến người dân, thu hút đông đảo sự tham gia của mọi người đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Chuẩn hóa các tiêu chí

Sách đỏ là tài liệu đánh giá hiện trạng của các loài động, thực vật hoang dã, là những căn cứ khoa học để ngăn chặn các hành vi đe dọa tuyệt chủng. Trong bối cảnh các vùng sinh cảnh tự nhiên bị suy giảm và suy thoái, các loài động vật hoang dã đang chịu các áp lực rất lớn từ các hoạt động săn, bẫy, buôn bán trái pháp luật. Do đó, rất nhiều loài đã bị suy giảm và có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Với thực trạng đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã giao nhiệm vụ cập nhật thông tin, biên soạn, biên tập Sách đỏ phiên bản 2023 cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trong đó GS, TS Nguyễn Quảng Trường, Phó Viện trưởng làm chủ nhiệm. Cụ thể, trong dự án sẽ có hai sản phẩm chính: Danh lục đỏ - là website cung cấp thông tin, bản đồ phân bố, hình ảnh các loài; Sách đỏ - là sách giấy được in và xuất bản như định dạng cũ với lượng thông tin được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tuy công việc còn ngổn ngang do lượng thông tin cần tổng hợp là rất lớn, nhưng nhóm triển khai cố gắng để công bố Sách đỏ trong năm 2023, còn Danh lục đỏ sẽ được chạy thử nghiệm vào đầu năm 2024. Lần cập nhật này cho thấy nhiều thay đổi, tác động tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Trước hết với việc cập nhật nội dung.

GS, TS Nguyễn Quảng Trường chia sẻ: "Tiêu chí đánh giá các loài bị đe dọa dựa trên tiêu chuẩn được chuẩn hóa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với phiên bản năm 2012. Một mặt là chuẩn hóa về khung đánh giá, mặt khác cố gắng cập nhật nội dung thường xuyên hơn, để theo kịp họ về mặt tần suất cập nhật thông tin".

Cũng do khoảng thời gian quá dài giữa hai lần cập nhật, khiến lượng thông tin nội dung cần biên soạn lần này là rất lớn. Cụ thể, trong gần 100 loài thú được rà soát, có đến hơn 50 loài được nâng hạng bảo tồn so Sách đỏ 2007; trong đó có hơn 20 loài được xếp vào mức cảnh báo bảo tồn cao nhất CR (Cực kỳ nguy cấp) như các loài vượn, một số loài voọc (trong ảnh), nhiều loài trong họ Mèo, một số loài rái cá, các loài tê tê. Ngoài ra, cũng cần kể đến một số loài được đánh giá là chưa ghi nhận được ở ngoài tự nhiên trong khoảng 10-20 năm gần đây như hổ, báo hoa mai, mèo cá, trâu rừng,…

Thêm nữa, ông Trường bày tỏ: "Điều đáng mừng là trong những năm gần đây, các trung tâm bảo tồn trên cả nước hoạt động rất mạnh, nên lượng thông tin để khai thác, nghiên cứu là rất lớn. Nhưng đồng thời đó cũng là khó khăn, bởi lẽ lượng thông tin là không đồng đều. Với những loài nhận được nhiều quan tâm, cũng như đầu tư nghiên cứu có rất nhiều thông tin, thí dụ như voi hay hổ, các loài thú lớn. Nhưng với những loài nhỏ hơn, đặc biệt là các loài bò sát, hay lưỡng cư, do được đầu tư nghiên cứu ít hơn, nên lượng thông tin lại rất thiếu".

Đây là vấn đề chung của công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn thế giới, cần rất nhiều thời gian để thay đổi, hay cải thiện. Tuy nhiên, nhìn theo hướng lạc quan, Sách đỏ vẫn có thể cung cấp một bức tranh tổng quan về hiện trạng nghiên cứu, cho biết những loài nào cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Số hóa - bước chuyển mình tất yếu

Danh lục đỏ cũng là một điểm đáng chú ý trong lần cập nhật này.

Nếu trước kia Sách đỏ là những cuốn sách vừa dài vừa dày, cũng khó tra cứu, khó tiếp cận đối với các cá nhân quan tâm thì Danh lục đỏ, Trung tâm Tin học và Tính toán (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) là đơn vị thi công trang web sẽ tập trung giải quyết các vấn đề đó, với ba phần chính: Thông tin loài, bản đồ phân bố, hình ảnh.

Bên cạnh vai trò nguồn học liệu mở cho tất cả mọi người, Danh lục đỏ cũng cho phép người dân bình luận, tham gia đóng góp ý kiến, phản hồi thông tin trong đó. Đương nhiên người dân không thể trực tiếp điều chỉnh các thông tin trên trang web (giống như cách làm của Wikipedia), mà các thông tin đó sẽ được đội ngũ chuyên gia của Dự án kiểm chứng trước khi cập nhật. Cách làm này hướng đến mục tiêu thu hút nhiều hơn sự quan tâm cũng như sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

"Thí dụ, các bạn học sinh, sinh viên có thể dễ dàng tra cứu thông tin về loài động vật mình đang chuẩn bị sắm về làm thú cưng, liệu đó có phải một trong những loài đang được bảo tồn, mà các bạn ấy không thể nuôi hay không? Hoặc người dân trước khi phóng sinh một loài động vật nào đó cũng có thể tra cứu thông tin để kiểm chứng lại. Chỉ cần như vậy thôi đã giúp cho công tác bảo tồn trở nên hiệu quả hơn nhiều!" - ông Trường kỳ vọng.

Tại Tọa đàm Đối thoại Chính sách trong khuôn khổ Dự án "Cùng lên tiếng bảo vệ các hệ sinh thái vì thiên nhiên và con người", Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã đề xuất đưa vào Sách đỏ Việt Nam giai đoạn tới 1.211 loài gồm 600 loài thực vật và nấm, 611 loài động vật gồm thú chim bò sát ếch nhái côn trùng, động vật không xương sống nước ngọt và biển.

Ba Duy

Báo Nhân dân – nhandan.vn – Đăng ngày 19/05/2023
Từ khóa: bảo tồn đa dạng sinh học, sach-do

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033493

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC