Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Quảng Nam: Cao Sơn một ngày ta đến…

Quảng Nam: Cao Sơn một ngày ta đến…

Cập nhật: 21/06/2023

Giữa nhịp sống hiện đại, đồng bào Ca Dong ở làng văn hóa Cao Sơn (xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc từ lâu đời của mình.

Quây quần gói bánh ốc. Ảnh: Q.T

Chiều muộn thảnh thơi sau giờ lên rẫy, gia đình ông Hồ Thanh Hùng (trú thôn Long Sơn, xã Trà Sơn) quây quần gói bánh ốc để tiếp khách đến chơi. Ông Hùng cho hay, tục gói bánh ốc thường diễn ra vào dịp tết mùa, đâm trâu và cúng sấm.

Ngày trước, nhắc đến bánh ốc người trong làng quan niệm rằng khi hết vụ và tổ chức mừng lúa mới nếu đến nhà nào có nhiều bánh ốc thì chứng tỏ rằng vụ mùa đó đã bội thu.

Bánh ốc được làm hoàn toàn từ nguyên liệu là gạo rẫy và thức chấm với muối mè. Thời gian để nấu bánh chín thường mất khoảng 10 - 12 giờ đồng hồ. Mỗi dịp tổ chức gói bánh ốc, người trong làng lại quần tụ ở từng nhà để gói, nấu và hàn huyên suốt đêm chờ bánh chín.

Tỉ mẩn xâu trang sức từ các hạt đá li ti. Ảnh: Q.T

Ở nhà bên, những người phụ nữ Ca Dong lại tập trung để kết chuỗi bằng đá. Đây cũng là một phong tục có từ lâu đời ở làng Cao Sơn. Những người phụ nữ ngồi tỉ mẩn hàng giờ đồng hồ khi có thời gian để xâu những hạt đá nhỏ li ti đủ sắc màu thành các loại trang sức, dây đeo cổ, tai, tay, chân…

Một đôi trang sức đeo tai xâu từ hạt đá. Ảnh: Q.T

Để xâu xong một sản phẩm đơn giản nhất thường mất ít nhất 30 phút. Một người phụ nữ trong làng Cao Sơn cho hay, khi nào rảnh họ sẽ xâu để đeo trong các dịp lễ của làng. Nếu dư thừa thì sẽ để dành lại cho con cháu sau này đeo. Xâu các chuỗi xen kẽ nhiều màu sắc sẽ công phu hơn nhưng cho ra sản phẩm bắt mắt, đẹp hơn.

Một nét đẹp lao động khác ở làng Cao Sơn không thể nhắc đến là đan lát. Một số người dân trong làng với đôi tay khéo léo có thể thoăn thoắt đan nhiều sản phẩm thủ công độc đáo như gùi và các loại giỏ.

Trao truyền kỹ năng đan lát. Ảnh: Q.T

Với nguyên liệu dồi dào sẵn có tại chỗ, từ lâu đồng bào đã biết chế tạo ra các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt thường ngày của mình cũng như để bán, trao đổi khi cần. Họ cũng rất ý thức trong việc bảo tồn nghề, trao truyền nghề cho thế hệ trẻ để tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp này.

Người trẻ học hỏi nghề để bảo tồn giá trị văn hóa làng. Ảnh: Q.T

Một lần ghé lại với đồng bào Ca Dong nơi đây, du khách sẽ phải xiêu lòng khi chứng kiến những nét đẹp mộc mạc, dung dị của đất và người Cao Sơn. Nằm ẩn mình như một thung lũng giữa đại ngàn, làng văn hóa Cao Sơn có lẽ vẫn còn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn khác mời gọi du khách khám phá…

Quốc Tuấn

Báo Quảng Ninh – baoquangninh.vn – Đăng ngày 20/06/2023
Từ khóa: Cao Sơn, một ngày ta đến..., Quang-Nam

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036134

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC