Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Hà Giang: Đưa “mũi nhọn” du lịch bứt tốc

Hà Giang: Đưa “mũi nhọn” du lịch bứt tốc

Cập nhật: 30/11/2023

Với lợi thế là địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch (DL), tỉnh Hà Giang xác định phát triển DL trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”, góp phần tạo sinh kế cho người dân vươn lên giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương cực Bắc.

Hiện thực hóa khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển DL, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh quyết tâm thúc đẩy DL bằng nhiều giải pháp hiệu quả để hình thành 3 không gian DL, mỗi không gian có nhiều sản phẩm đặc trưng, hấp dẫn, gồm: Không gian DL phía Tây với sản phẩm DL chủ đạo là Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang; không gian trung tâm với sản phẩm đặc trưng là DL tâm linh; không gian phía Bắc là sản phẩm Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ những sản phẩm chủ đạo, mỗi không gian có nhiều sản phẩm bổ trợ như: Sản phẩm văn hóa tộc người Mông, sản phẩm sinh thái nghỉ dưỡng, sản phẩm vui chơi giải trí; sản phẩm DL nông nghiệp... hình thành hơn 90 điểm DL đang hoạt động tạo thành chuỗi liên kết, độc đáo, hấp dẫn suốt bốn mùa trong năm.

Qua hoạt động xúc tiến, quảng bá các sản phẩm nông sản đã thu hút đông đảo khách du lịch đến mua sắm.

Giám đốc Sở VHTTDL Nguyễn Hồng Hải tỉnh Hà Giang cho biết: Hiện, hệ thống hạ tầng DL không ngừng phát triển, toàn tỉnh có 54 doanh nghiệp, hợp tác xã có mã ngành và chức năng kinh doanh dịch vụ lữ hành; gần 900 cơ sở lưu trú DL, trong đó có 108 khách sạn với gần 8 nghìn buồng phòng, trên 15,5 nghìn giường; gần 3.200 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nguồn nhân lực củng cố cả về số lượng và chất lượng. Số lao động trong ngành DL gần 12 nghìn người, trong đó lao động trực tiếp khoảng 6 nghìn người. Số lao động qua đào tạo, tập huấn theo đề án phát triển nguồn nhân lực trên 1,7 nghìn người. Công tác xúc tiến quảng bá DL được chú trọng, đổi mới, đúng đối tượng thị trường khách quốc tế và khách nội địa. Mặt khác, hoạt động hợp tác liên kết vùng không ngừng mở rộng, tạo thành chuỗi sản phẩm liên kết mang dấu ấn của từng vùng.

Với sự ấn tượng về đất và người Hà Giang cùng những giải pháp xúc tiến, quảng bá hiệu quả đã giúp tỉnh Hà Giang trong năm 2022 đón được trên 2,2 triệu lượt khách DL, trong đó khách quốc tế đạt trên 71 nghìn lượt người. Doanh thu dịch vụ DL ước đạt trên 4,5 nghìn tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2023, tỉnh đón trên 2,1 triệu lượt khách, doanh thu dịch vụ DL đạt trên 5 nghìn tỷ đồng. Khách đến tỉnh được ghi nhận chủ yếu từ thị trường miền Nam và trên 160 quốc gia, vùng lãnh thổ. DL của tỉnh những năm gần đây luôn được bình chọn là điểm đến DL hấp dẫn, bản sắc, hoang sơ, hùng vỹ và thân thiện. Tạp chí New York Times (Mỹ) bình chọn Hà Giang đứng thứ 25/52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Báo Canada “The Trave” bình chọn Hà Giang là 1 trong 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam. Mới đây, Hà Giang được Tổ chức giải thưởng DL Thế giới World Travel Awards – WTA trao giải thưởng “Điểm đến DL mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2023.

Các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh được bày bán tại thành phố Hà Giang phục vụ khách du lịch.

Từ nay đến cuối năm được xem là khoảng thời gian vàng để đưa DL bứt tốc, tỉnh đang đặt quyết tâm đưa ngành kinh tế “mũi nhọn” trở thành trụ cột quan trọng góp phần thúc đẩy KT – XH của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Tập trung nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển DL; thực hiện hiệu quả các quy hoạch, đề án, kế hoạch về phát triển DL đã được ban hành. Cơ cấu lại ngành DL theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; trong đó, chú trọng triển khai quy hoạch khu DL quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn. Phát triển sản phẩm DL phong phú, đa dạng, có tính cạnh tranh cao, tập trung vào 5 loại hình sản phẩm: DL cộng đồng, DL văn hóa, DL sinh thái - nghỉ dưỡng, DL thể thao - mạo hiểm, DL thương mại - biên giới. Phát triển các làng nghề truyền thống; các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, sản phẩm OCOP, quà lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách DL.

Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu; phục dựng các lễ hội, các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, định hướng chọn lọc một số lễ hội tiêu biểu của địa phương xây dựng thành lễ hội tiêu biểu của vùng để thu hút khách DL. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển DL. Tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục, giảm chi phí cấp giấy phép cho khách DL quốc tế đến địa phương. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt động DL. Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển DL. Tăng cường thu hút đầu tư, phát triển DL có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng DL. Đẩy mạnh việc xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, nâng cao khả năng kết nối tới các khu, điểm DL.

Đổi mới và nâng cao chất lượng nội dung và các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng DL của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển DL, dịch vụ. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực DL; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ DL. Tăng cường kiểm soát việc chấp hành các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh DL; giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội, tạo điều kiện cho DL phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Kim Tiến

Báo Hà Giang – baohagiang.vn – Đăng ngày 30/11/2023
Từ khóa: du-lich, Hà Giang, mũi nhọn

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036334

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC