Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Trung tâm Cứu hộ gấu Vườn Quốc gia Tam Đảo tiếp nhận 22 con gấu hoang dã

Trung tâm Cứu hộ gấu Vườn Quốc gia Tam Đảo tiếp nhận 22 con gấu hoang dã

Cập nhật: 25/11/2008

Trung tâm Cách ly - Cứu hộ gấu thuộc Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) đặt tại vườn Quốc gia Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) hiện đã tiếp nhận và chăm sóc 22 con gấu hoang dã.

Số gấu này đã được các cơ quan chức năng tịch thu từ các vụ buôn bán, săn bắn trái phép ở các tỉnh Quảng Trị, Nghệ An, Điện Biên, Bình Dương, Lâm Đồng...Ông Tuấn Bendixsen - Giám đốc AAF Việt Nam cho biết: Đây là Trung tâm Cách ly - Cứu hộ gấu đầu tiên của Việt Nam và có các trang thiết bị vào loại hiện đại nhất châu Á, mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2008. Số gấu chuyển về Trung tâm được các cán bộ nhân viên chăm sóc đánh giá tình trạng sức khỏe, tính cách và các hành vi. Sau đó, gấu được chuyển sang khu nhà phục hồi sức khoẻ, sang khu quây gấu bán tự nhiên. Khu cách ly được vận hành khoa học, khách tham quan vào khu cách ly phải qua tắm khử trùng, không được phép vào các buồng gấu vì sự an toàn của người, đồng thời nhằm đảm bảo gấu cũng như các loài động vật khác khỏi nhiễm mầm bệnh… Trung tâm Cách ly-Cứu hộ gấu Tam Đảo có tổng diện tích rộng 1,2 ha được đầu tư với số tiền trên 3,3 triệu USD, có thể nuôi nhốt 200 cá thể gấu cùng một lúc. Khu cứu hộ được xây dựng bao gồm 3 nhà cách ly, cứu hộ, nuôi nhốt gấu, khu chế biến thức ăn cho gấu, hệ thống xử lý nước thải hiện đại… nhằm đảm bảo môi trường trong vườn quốc gia. Theo tổ chức động vật châu Á, hiện Việt Nam chỉ còn chưa đầy 100 con gấu đang sống ngoài tự nhiên, hơn 4.400 con đang được nuôi nhốt trong các trang trại, chủ yếu để hút mật kinh doanh. Việc săn bắn, buôn bán, xuất khẩu động vật hoang dã trên địa địa bàn cả nước diễn ra hết sức phức tạp, bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý rừng. Đặc biệt, tình trạng khai thác mật và các bộ phận của gấu đã diễn ra phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, đe doạ nghiêm trọng đến loài gấu. Việt Nam là nơi phân bố của hai loài gấu chó và gấu vượn. Hai loài này pháp luật cấm khai thác vì mục đích thương mại, tuy nhiên tình trạng khai thác sản phẩm từ gấu vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Thiennhien.Net
Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036205

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC