Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Phát hiện hơn 1.000 loài sinh vật lạ tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Phát hiện hơn 1.000 loài sinh vật lạ tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

Cập nhật: 22/12/2008

Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cho hay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 1.000 loài sinh vật mới tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông trong 10 năm qua.

Nổi bật nhất trong “kho báu sinh vật học” - theo miêu tả của các nhà khoa học - là một loài chuột được cho là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm và loài rết màu hồng sặc sỡ. Những sinh vật này được tìm thấy tại các vùng rừng và khu vực đầm lầy dọc sông Mê Kông - dòng sông chảy qua Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Các nhà khoa học gọi Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng là một trong những khu vực cuối cùng của thế giới chưa được khám phá về mặt khoa học.Báo cáo của WWF cho hay, trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2007, ít nhất 1.068 loài sinh vật đã lần đầu tiên được phát hiện, trong đó có loài nhện lớn nhất thế giới với những chiếc chân dài tới 30cm, loài dơi có lông mịn như len, loài thỏ lông vằn, loài rết hồng sặc sỡ…Cũng theo WWF, những sinh vật được phát hiện gồm có 519 loài thực vật, 279 loài cá, 88 loài ếch, 88 loài nhện, 46 loài thằn lằn, 22 loài rắn, 15 loài có vú, 4 loài chim, 4 loài rùa, 2 loài kỳ nhông và một loài cóc. Như vậy, trung bình mỗi tuần người ta lại phát hiện 2 sinh vật mới trong 10 năm qua tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.Thomas Ziegler, nhà quản lý tại vườn thú Cologne (Đức), một trong số các nhà nghiên cứu đã tham gia dự án, nói: “Đó là cảm giác vô cùng tuyệt vời tại một nơi chưa từng được khám phá. Lần đầu tiên các chuyên gia đã nắm rõ sự đa dạng sinh học của khu vực, vừa đẹp vừa bí ẩn”. Nhưng không phải tất cả các loài sinh vật đều được phát hiện ở trong rừng. Ví dụ như loài chuột đá ở Lào mà các nhà khoa học tin là đã tuyệt chủng 11 triệu năm về trước, được phát hiện lần đầu tiên tại một khu chợ địa phương hồi năm 2005. Một loài rắn lạ được các nhà khoa học chú ý khi họ phát hiện chúng đang trườn trên xà nhà của một nhà hàng ở Công viên quốc gia Khao Yai của Thái Lan năm 2001. Tuy nhiên, báo cáo của WWF cũng cảnh báo rằng, nhiều loài sinh vật trong số mới được phát hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới đã kêu gọi một thoả thuận hợp tác xuyên biên giới giữa các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng để bảo vệ các loài sinh vật.

Báo Lạng Sơn
Từ khóa:

Tin liên quan

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Ngày 10.5, tại TP. HCM, Trường ĐH Luật TP. HCM phối hợp với Trường ĐH Luật – ĐHQG Hà Nội và Trường ĐH Ngoại thương tổ chức hội thảo quốc tế “Thị trường carbon: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam”.

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Du lịch bằng tàu hỏa đang được nhiều du khách yêu thích, đặc biệt là giới trẻ và các gia đình. Với ưu điểm an toàn, tiết kiệm, thân thiện với môi trường và mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo, tàu hỏa không chỉ là phương tiện di chuyển

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79035940

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC