Chuyển đến nội dung
Thứ 5, ngày 15/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Nha Trang: Sông Kim Bồng sắp biến mất?

Nha Trang: Sông Kim Bồng sắp biến mất?

Cập nhật: 26/11/2008

Năm 2007, Thành phố Nha Trang đã lập chi tiết quy hoạch lấp sông Kim Bồng và một nhánh sông Bà Vệ, thuộc địa phận thành phố Nha Trang thành khu dân cư.

Theo đó, việc quy hoạch 92,5 ha, phân bố dân cư đô thị tại đây khoảng 16.000 người. Vị trí, giới hạn khu đất lập quy hoạch, thuộc ranh giới hành chính của 3 phường: Vạn Thạnh, Phương Sài, Ngọc Hiệp và được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp sông Cái; phía Đông giáp đường 2/4; phía Nam giáp đường Phương Sài và Trần Quý Cáp; phía Tây giáp sông Bà Vệ. Sông Kim Bồng ăn thông với sông Bà Vệ. Lịch sử của dòng sông này cũng có dấu vết hào hùng. Ngày xưa, Thủy Xưởng nằm nối trên đường Phương Sài, nép mình bên sông Kim Bồng là nơi đúc vũ khí của anh em nhà Tây Sơn. Sông Kim Bồng còn là dòng sông giao thương của các nhà buôn người Hoa. Khi ấy, khu vực hai bờ sông còn nhiều lau sậy. Người Hoa đã dựng một chợ hàng hóa bằng sạp che buôn bán. Cách đây 50 năm, sông Kim Bồng còn là con đường thuỷ quan trọng cho tàu thuyền đi từ Hòn Khói, vào cửa sông Cái, theo sông cập bến cầu Chợ Mới bây giờ. Riêng sông Bà Vệ cũng là một nhánh sông cụt, có thể nhìn thấy rõ dòng sông này khi đi ngang cầu xi măng nhỏ gần chợ trên đường đi Hương lộ 40. Sông Bà Vệ giờ dày đặt lục bình, rác và tất nhiên là nguồn nước cũng bị ô nhiễm đã nhập trộn vào sông Kim Bồng.Hiện hai bên bờ sông Kim Bồng vẫn được trồng cây dừa nước để lợp nhà, làm vách. Thời hưng thịnh, nước sông Kim Bồng trong xanh, cá lội tung tăng. Còn bây giờ ngày càng ô nhiễm và bị xâm lấn. Sự ô nhiễm của sông Kim Bồng giờ rất nghiêm trọng, vì đây là một dòng sông cụt, nhiều đoạn chật hẹp, nhà dân lấn ra sông. Con sông thành một bãi rác khổng lồ nằm trong lòng thành phố, cực kỳ ô nhiễm. Người dân ở đây cho chúng tôi biết, ngoài mùi hôi thối xông lên, đây còn là ổ nuôi muỗi khổng lồ của thành phố. Mà muỗi lại gây mầm bệnh.Sông Kim Bồng không còn khả năng thải nước, nay lại “gánh trọng trách” trở thành chức năng trữ rác, giờ đang là nguồn quỹ đất vô cùng hấp dẫn. Vì giá đất của quanh vùng Ngọc Hiệp, nơi con sông đi qua đang lên giá. Thế là nhà nước chưa kịp “lấp sông”, con sông ngày càng chật chội dòng nước bởi đang bị từng cá nhân lấn chiếm.Và nhiều nơi đã thành nhà. Sông Kim Bồng sắp biến mất trước khi công việc quy hoạch tiến hành.

Từ khóa:

Tin liên quan

Cao Bằng: Bảo tồn làng nghề truyền thống gắn với phát triển sinh kế bền vững

Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, Ban Quản lý Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng đã và đang tích cực đồng hành, hỗ trợ người dân làng giấy bản Dìa Trên, xã Phúc

Du lịch Quảng Bình – Quảng Trị: Chân trời mới cho một điểm đến đa sắc

hi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị sáp nhập, liệu một trung tâm du lịch mới, với bản sắc mạnh mẽ và sản phẩm đa dạng có thể hình thành và phát triển bền vững? Các chuyên gia cho rằng, nếu được hoạch định và triển khai bài bản,

Cột cờ A Pa Chải – điểm nhấn du lịch ở Mường Nhé

Bàn giải pháp xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam

Du lịch bằng tàu hỏa: Trải nghiệm “chậm mà chất”

Xem tiếp

Tin nổi bật

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025: Chung tay vì biển đảo quê hương

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững

Ngày Đại dương Thế giới 2025: Việt Nam hành động vì biển xanh bền vững

Phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch sinh thái ở Cà Mau

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036124

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC