Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 23/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • /
  • Hiểm họa biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Hiểm họa biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Cập nhật: 04/05/2009

Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) vừa công bố trong kết quả nghiên cứu việc thích ứng với biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam. Nghiên cứu được tiến hành trên 125 gia đình ở 25 cộng đồng dân cư ở tỉnh miền trung Quảng Nam. Cụ thể, 49% người được phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của Nhà nước, 72% không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống thiên tai… Vì thế, họ không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai.

Không phải vô cảm, song hầu hết cộng đồng dân cư thiếu thông tin về thiên tai và biến đổi khí hậu, không được tiếp cận đầy đủ về các chính sách của Chính phủ liên quan đến phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ gây tác động lên đời sống cộng đồng không nhỏ tới những người nghèo, bình dân.

Kết quả nghiên cứu trên nằm trong khuôn khổ một dự án do Quỹ FORD tài trợ trị giá 99.000 USD. Nghiên cứu được tiến hành trên 125 gia đình ở 25 cộng đồng dân cư ở tỉnh miền trung Quảng Nam với địa bàn cư trú bao gồm cả ven biển, núi cao và đồng bằng. Mục đích cuối cùng của dự án nghiên cứu là để đưa ra một bộ tài liệu hướng dẫn để lập kế hoạch cho các chương trình biến đổi khí hậu.

Kết quả này cũng cho biết, các ngôi nhà được khảo sát cũng không được thiết kế, xây dựng có khả năng chống chịu các thiên tai. 90% các ngôi nhà đều được làm bằng tre, gỗ hay chỉ xây tường đơn. Mái, tường, cửa đều giản đơn, không đủ sức chống chọi lại các cơn bão lũ thường xảy ra. 66% nhà của những người được phỏng vấn thường xuyên bị bão lũ phá hỏng.

Các con đường, hệ thống tưới tiêu, hệ thống nước sạch, đường điện, cầu… ở vùng nông thôn của 25 xã nghiên cứu đa phần ở trong tình trạng xấu và thường bị thiên tai tàn phá.

Theo ông Rick Mcdowan, chuyên trách tư vấn về nước sạch, vệ sinh môi trường và biến đổi khí hậu của EMWF, một trong những nguyên nhân khiến người dân ở đây luôn bị thiệt hại trước thiên tai, bão lũ vì họ quá nghèo, chỉ có khả năng dựng những căn nhà tạm bợ.

Khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 0,7°C; mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ đến nước ta mà điển hình là làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão lũ, ngập lụt, hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Dự tính tới năm 2100, mực nước biển sẽ tăng lên tới 1m, nhiệt độ tăng khoảng 3°C. Theo tính toán, nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%, khoảng 40 ngàn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm.

VNN
Từ khóa:

Tin liên quan

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Xác định bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm đảm bảo các mục tiêu phát triển lâu dài, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học các giai đoạn,

Du lịch tàu biển quốc tế – lợi thế Quảng Ninh

Với nhiều lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp,… Quảng Ninh đang là địa phương dẫn đầu cả nước trong việc thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế.

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bình Định phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Vì lợi ích chung, Quảng Nam quán triệt giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Xem tiếp

Tin nổi bật

Quảng Ninh: Bảo tồn đa dạng sinh học – Mục tiêu phát triển lâu dài

Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập: Cơ hội mới cho phát triển du lịch

Bảo tồn Biển Hồ – Giữ gìn viên ngọc bích của cao nguyên

Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Lào Cai chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79039288

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC