Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 16/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bình Thuận: khu nghỉ biển (resort) che khuất mặt tiền của biển

Bình Thuận: khu nghỉ biển (resort) che khuất mặt tiền của biển

Cập nhật: 04/06/2009

Từ TP Phan Thiết, phải chạy xe hơn chục km tới đá Ông Địa, bạn mới thực sự gặp biển. Muôn vàn con sóng ùa vào phủ trắng ghềnh đá, như mời mọc đón chào bạn. Nhưng từ đây chạy vài ba km nữa trên đường Nguyễn Đình Chiểu, đến tận chùa Phước Thiền, có nhìn mỏi mắt bên tay phải, bạn cũng không thấy biển nữa. Cả vài cây số bờ biển tuyệt đẹp bỗng biến đâu mất – vô vàn resort san sát, giăng kín “mặt tiền”, che khuất biển.

Biển ở đây đã là của các resort, đúng hơn là của khách Tây và khách nội địa cao cấp.

Đã có nhiều lời ca thán của dân bản địa và khách du lịch, vì không còn lối nào dẫn ra biển, không còn bãi tắm cộng đồng nào, ở khu vực này. Nghe nói: quy hoạch đô thị du lịch ven biển, phải xây dựng cách bờ biển 300 - 500 mét (tức là phải bên kia đường Nguyễn Đình Chiểu) chứ không phải như thế này. Bởi vì biển là của mọi người, không phải của resort A, resort B…

Không phủ nhận được các resort nằm sát mép biển nên rất yên tĩnh, biệt lập. Khách không phải mặc đồ tắm băng qua đường (đỡ ngại ngùng, giảm tai nạn giao thông). Cả quần thể kiến trúc nhà hàng, phòng nghỉ, bể bơi, sân vườn, hòa với biển làm một. Có phải nét riêng của khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né, là khu vực dành cho khách cao cấp và khách bình dân, rất biệt lập?

Nhớ đến các bãi tắm như: Bãi Trước, Bãi Sau (Vũng Tàu), bãi biển đường Trần Phú (Nha Trang), mặt tiền rộng thoáng, gió biển lồng lộng, lại thấy tiếc cho cả 3 km mặt tiền bờ biển Phan Thiết bị che khuất này.

Và nếu 15 – 20 năm sau, mực nước biển dâng cao thêm 1 – 1,5m nữa thì sao nhỉ?

Một lãnh đạo tiền nhiệm ngành du lịch cho rằng: Không phải chúng tôi không nhìn thấy vấn đề này. Nhưng “cái khó bó cái khôn”, hơn 15 năm trước, thu hút được 1 dự án du lịch vào vùng này khó lắm. Hơn nữa khi quy hoạch vùng này, cũng bố trí các đường “xương cá” dẫn xuống bãi tắm dành cho cộng đồng. Thế nhưng ai bỏ tiền ra đền bù giải tỏa để làm những đường “xương cá”? Nhà nước thì không có tiền. Doanh nghiệp tất nhiên không bỏ ra. Rốt cuộc không còn đường “xương cá” nào nữa.

Nếu như dãy hàng quán cà phê, nhậu nhẹt ở bãi tắm Đồi Dương, sẽ bị giải tỏa hết vào cuối năm nay, để trả lại mặt tiền cho thành phố biển (khi ấy Đồi Dương sẽ là bãi tắm cộng đồng thực sự). Thì chẳng ai có gan xới xáo lại cái “thủ đô resort” này để sắp xếp lại.

Nhưng hoàn toàn có thể rút ra một cái gì đó, khi quy hoạch phát triển các vùng du lịch ven biển mới ở Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, La Gi. Bởi Bình Thuận còn trên một nửa (tức là hơn 200 dự án du lịch) chưa triển khai, và chắc chắn chưa dừng lại ở đó.

Báo BT
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036693

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC