Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Du lịch xanh
  • /
  • Bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Cư Yang Sin

Bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Cư Yang Sin

Cập nhật: 08/02/2010

Hiện tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ, săn bắn động vật hoang dã trái phép thường xuyên xảy ra ở Vườn Quốc gia Cư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), nơi có nhiều loại sinh vật quý hiếm.Vườn có diện tích trên 59.000ha, nằm trên địa bàn hai huyện Krông Bông, Đắk Lắk, với độ cao từ 600 đến trên 2.442m so với mực nước biển.

Chỉ riêng năm 2009, hàng trăm vụ người dân lấn chiếm đất rừng để lập các khu sản xuất, khu dân cư mới, săn lùng khai thác gỗ quý hiếm, săn bắn trái phép những loài thú quý hiếm có tên trong sách Đỏ như chà vá chân đen, khỉ mặt đỏ... đã xảy ra tại vườn quốc gia này.Hiện nay, lực lượng bảo vệ rừng của vườn còn mỏng trong khi ý thức của người dân sinh sống gần vườn còn hạn chế nên tình trạng xâm lấn vùng đệm để lấy đất sản xuất, khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã trái phép vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.Ông Lương Vĩnh Linh, Giám đốc Vườn cho biết rừng ở đây còn rất hoang sơ với trên 876 loài thực vật bậc cao, đại diện cho các kiểu khí hậu nhiệt đới, trong đó có nhiều loài quý hiếm như pơ mu, thông hai lá dẹt, bách xanh, đinh tùng...Vườn cũng có 46 loài thú, 212 loài chim, 244 loài bướm, trong đó có hàng chục loài thú, 8 loài chim đặc hữu phân bố hẹp, đang bị đe dọa cấp độ toàn cầu. Dự án lồng ghép quản lý nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học (IWBM) do các chuyên gia tư vấn BirdLife tại Việt Nam phối hợp với Vườn quốc gia Cư Yang Sin thực hiện điều tra khu hệ thú, khu hệ chim tại vùng lõi của vườn đã phát hiện khu hệ thú có 31 loài, thuộc 16 họ, 6 bộ, trong đó có 12 loài được liệt kê trong danh mục đỏ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IVCN) là loài bị đe dọa; gần bị đe dọa ở cấp toàn cầu như chà vá chân đen, vượn đen má vàng, sói đỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, cầy vằn bắc, gấu chó, bò tót, báo lửa, sơn dương, cầy giông...Khu hệ chim có 156 loài, trong đó có 8 loài được liệt kê trong danh mục đỏ của IVCN. Ngoài hai loài bị đe dọa toàn cầu ở mức nguy cấp là khướu đầu đen má xám, mi núi bà, còn có 6 loài sắp bị đe dọa gồm khướu đầu đen, khướu đuôi dài, niệc nâu, cổ vằn, sẻ thông họng vàng, trèo cây mỏ vàng. Dự án cũng phát hiện một loài bướm mới ở Việt Nam sinh sống tại vườn đó là bướm phượng cánh chim chân liền. Ngoài ra, vườn còn có thảm thực vật nguyên sinh trải dài từ độ cao 800m đến đỉnh Cư Yang Sin chưa bị tác động của con người, nhiều loài có giá trị cần được bảo tồn toàn cầu. Trên thảm thực vật này có nhiều loài động, thực vật quý hiếm chưa được khám phá đang thu hút nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới đến khảo sát, nghiên cứu khoa học./.

Vietnam+
Từ khóa:

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033576

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC