Chuyển đến nội dung
Thứ 3, ngày 20/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với du lịch biển Việt Nam

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với du lịch biển Việt Nam

Cập nhật: 23/09/2010

Việt Nam có bờ biển dài, các bãi biển của Việt Nam nhìn chung khá bằng phẳng, nước trong, sóng, gió vừa phải, không có các ổ xoáy và cá dữ, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, khí hậu ôn hòa, hệ đa dạng sinh học biển phong phú… Vì vậy, đã thu hút được rất nhiều du khách chọn Việt Nam làm điểm đến của loại hình du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái, cảnh quan và khám phá khoa học (du lịch biển đảo).

Du lịch biển đảo trong những năm qua đã đem lại các nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với thu nhập quốc gia, góp phần vào việc phát triển toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và quảng bá hình ảnh đất nước, hình ảnh con người Việt Nam trên thế giới. Tuy nhiên, du lịch biển đảo đòi hỏi phải có khí hậu ôn hòa, số ngày mưa ít, không quá nắng, gió thổi không mạnh, không quá ẩm và nhiệt độ trung bình ban ngày và ban đêm chênh lệch tương đối ít; hay nói cách khác, du lịch biển đảo phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, xác suất tổ chức thành công các chương trình du lịch với các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí, thưởng lãm ngoài trời sẽ thấp; thậm chí, trong nhiều trường hợp các tour du lịch còn bị hủy bỏ.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC

Trong những năm qua, biến đối khí hậu đã tác động tiêu cực đến thời tiết của nước ta, đặc biệt là các vùng ven biển có mưa, gió, bão, ngập lụt, mặn hóa, nắng nóng… Sự biến đổi này đã làm nhiệt độ của hành tinh nói chung, Việt Nam nói riêng tăng cao. Thực tế trong 40 năm qua, nhiệt độ trung bình ở nước ta đã tăng thêm 0,60C, riêng trong năm 1997, do ảnh hưởng của El Nino, ở TP. Hồ Chí Minh nhiệt độ đã có lúc đạt mức kỷ lục là 40,60C, dẫn đến nước biển dâng cao do tan băng, thể tích nước của đại dương tăng, sẽ xói mòn các bãi biển, ngập lụt cho các vùng thấp khi có lũ tràn tới và mưa lớn. Hậu quả này đã được ghi nhận tại miền Trung và miền Nam Việt Nam các năm gần đây (2005 - 2009). Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi chu trình nước, nhiệt độ nước biển lên cao… kéo theo thay đổi đáng kể sự phân bố địa dư của các sinh vật biển như tảo, cá, tôm, và các loài sinh vật biển khác, phá vỡ hệ cân bằng đa dạng sinh học biển dẫn đến tần suất xuất hiện một số loài tảo độc hay còn được gọi là thủy triều đỏ ngày càng nhiều.

Sự thay đổi khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc nhiều vào khí hậu tại chỗ, đặc biệt là sự nóng lên của trái đất. Nhiệt độ nóng lên của trái đất làm tăng số lượng người chết do bệnh tim, huyết áp cao, số bệnh hô hấp tăng. Nhiệt độ cao cũng sẽ làm cho nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí đa dạng, phức tạp như amin, nitrrozo, ozon ở gần mặt đất, phấn hoa, các bào tử nấm… các loại hợp chất này gây ra các bệnh như dị ứng, hen, tổn thương các mô phổi… Nhiều bệnh nặng, dịch bệnh xuất hiện khi nắng nóng và nhiệt độ môi trường nóng lên bất thường. Chẳng hạn, nhiệt độ tăng cao, thời tiết nóng hơn bình thường sẽ làm cho côn trùng, muỗi phát triển mạnh, làm lây lan các bệnh do muỗi và côn trùng đốt, tiếp xúc như: viêm da tiếp xúc, sốt rét, sốt vàng da, sốt xuất huyết, viêm não, SARS... Các loại bệnh này thường tấn công vào người già và trẻ em vì hệ miễn dịch của đối tượng này kém. Đây là một trong những yếu tố mà du khách cân nhắc tour du lịch gia đình có nhiều thế hệ. Thực tế cũng đã cho thấy, dịch bệnh liên tục xuất hiện từ 2003 đến nay như SARS, cúm gia cầm, tiêu chảy… đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động du lịch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu trực tiếp và gián tiếp làm tăng giá tour du lịch (chi phí để ứng phó với các biến đổi bất thường của thời tiết). Đây cũng là nguyên nhân làm cho khách du lịch sẽ lựa chọn những nơi thuận lợi và chi phí phù hợp hơn.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Biến đổi khí hậu sẽ làm cho tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ suy giảm. Để hạn chế và nhanh chóng ứng phó với biến đổi khí hậu ảnh hưởng không tốt đến các sản phẩm du lịch biển, các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân trong địa danh có du lịch biển đảo cần phải có các giải pháp:

Thứ nhất, ngành Du lịch cần xây dựng hành lang pháp lý, chiến lược du lịch ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, biển đảo nói riêng. Chiến lược này phải là bộ phận của chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu quốc gia năm 2010 và các năm tiếp theo; đồng thời phải thiết lập cơ chế phối kết hợp, chủ động hợp tác với các bộ, ngành liên quan, các tổ chức, các nước trong khu vực và trên thế giới về ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ hai, các cấp, các tỉnh thành có địa danh du lịch biển đảo cần phải có quyết tâm chính trị vững vàng song song với việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, mô hình thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu; bao gồm các quyết tâm chính trị trong việc thực hiện các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.

- Đối với chương trình, kế hoạch dài hạn, mỗi tỉnh, thành phố cần nhanh chóng thay đổi các cơ sở vật chất thân thiện với môi trường, sử dụng các dạng năng lượng xanh tiết kiệm nhiên liệu (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, đèn compac, đèn quang năng, sử dụng ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc…), trồng cây gây rừng để hấp thụ các khí CO2, NxOy… gây hiệu ứng nhà kính, trồng cây hạn chế xâm nhập mặn, củng cố hệ thống đê điều… hạn chế và tiến tới cấm các tổ chức, cá nhân phát thải ra các khí CFC (điclođiflo metan), tuyên truyền vận động nhân dân tự giác, chủ động và có kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đối với các chương trình, kế hoạch ngắn hạn cần vận động người dân tự giác giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, tái chế chất thải (3R), không xả thác bừa bãi, không phá rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn… Song song với các chương trình, kế hoạch trên phải thường xuyên tiến hành diễn tập ứng phó biến đổi khí hậu trong mọi tình huống.

Thứ ba, phải nhanh chóng xây dựng và thành lập các đội cứu hộ biển, các đội phản ứng nhanh đối với các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu; đồng thời tuyên truyền, giáo dục, cảnh báo, phát tờ rơi cho khách du lịch, người dân biết các khu vực, địa điểm, thời gian, chu kỳ của các sinh vật lạ nguy hiểm xuất hiện tại các bãi biển. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp phải nhanh chóng cắm các cột mốc cảnh bảo vị trí nguy hiểm; các nơi cá lạ nguy hiểm, các loại tảo biển và sinh vật phù du hay xuất hiện. Mục đích của giải pháp này là thông tin, khuyến cáo cho khách du lịch biết đầy đủ các hiểm họa, nguy cơ từ du dịch biển để ngăn ngừa các hiểm họa và tự bảo vệ mình trong tour du lịch; mặt khác nếu sự cố xảy ra, du khách nhanh chóng được bảo vệ an toàn nhờ các đội cứu hộ biển và đội phản ứng nhanh. Giải pháp này rất quan trọng vì du khách cảm thấy được đảm bảo an toàn từ chủ quan, khách quan và được quan tâm đầy đủ, thích đáng về vật chất và tinh thần. Đây chính là điều kiện tiền đề để du khách lựa chọn tour du lịch cho kỳ nghỉ của mình./.

TS. Trịnh Đức Hưng

(Học viện Hành chính)

Tạp chí DLVN
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037977

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC