Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Công điện khẩn của Thủ tướng về khắc phục mưa lũ

Công điện khẩn của Thủ tướng về khắc phục mưa lũ

Cập nhật: 19/10/2010

Ngày 18/10, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn số 1870/CĐ-TTg gửi một số bộ và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành; Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn; Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và báo Nhân dân về việc khắc phục hậu quả mưa lũ và phòng, chống bão Megi.

Công điện trên gửi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Công thương, Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Công điện khẩn nêu rõ trên địa bàn các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An mưa đã giảm, song mực nước lũ đang còn ở mức cao, nhiều vùng còn bị ngập sâu, chia cắt. Ngoài khơi bão Megi với sức gió mạnh cấp 16, giật trên cấp 17 đã di chuyển vào biển Đông, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam.

Để tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ; đồng thời triển khai các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Ủy ban Nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo các biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ: tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi động viên các gia đình bị thiệt hại, tổ chức mai táng chu đáo những người bị thiệt mạng; cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, nước sạch sinh hoạt, nhu yếu phẩm, không để người dân bị đói, rét; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, từng bước khôi phục hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, vệ sinh đồng ruộng, phục hồi sản xuất sau khi lũ rút.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của mình khẩn trương hỗ trợ các địa phương khắc phục hiệu quả hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống nhân dân. Ban chỉ đạo Phòng chống lụt, bão Trung ương khẩn trương tổng hợp đề nghị hỗ trợ của các địa phương, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa khẩn trương chỉ đạo đối phó với bão Megi như kiểm đếm, nắm chắc số lượng tàu thuyền đang hoạt động trên biển; kiên quyết kêu gọi tàu thuyền đang đánh bắt xa bờ về nơi tránh, trú bão an toàn, đặc biệt là các tàu hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa (trong đó có 13 tàu của tỉnh Quảng Ngãi) và các tàu khu vực Bắc và giữa biển Đông; kiểm tra công tác chuẩn bị "bốn tại chỗ" của địa phương, có phương án dự trữ lương thực, thực phẩm tại các khu vực xung yếu, có nguy cơ bị chia cắt khi bão, lũ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão của địa phương trực tiếp chỉ đạo đối phó với bão, lũ tại các địa bàn xung yếu.

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân có kế hoạch chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện, chặt tỉa cành cây, cho học sinh nghỉ học trước khi bão đổ bộ vào; căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và diễn biến của bão như quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi, kêu gọi tàu thuyền ven bờ vào nơi tránh trú; tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão, không để người ở lại trên tàu thuyền tại nơi neo đậu khi báo đổ bộ; thực hiện việc sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm; có biện pháp đảm bảo an toàn đê điều, người và tài sản trên các công trình xây dựng.

Theo Công điện khẩn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và các địa phương chỉ đạo kiểm tra, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các hồ thủy điện, thủy lợi, nhất là các hồ thuộc các tỉnh trong khu vực mưa lũ vừa qua, các hồ chứa nước vừa và nhỏ.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch chỉ đạo nắm chắc số lượng tàu vận tải, tàu du lịch đang hoạt động trên biển, hướng dẫn di chuyển tìm nơi tránh, trú, neo đậu an toàn, thông báo kịp thời để các tàu vận tải, tàu du lịch không đi vào vùng biển nguy hiểm. Có phương án đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính, đặc biệt khu vực có nguy cơ sạt lở, chia cắt.

Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo các trung tâm cứu nạn và các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của các bộ, ngành và địa phương nằm trong khu vực bão dự kiến đổ bộ vào chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng thực hiện việc cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn ảnh hưởng của bão phối hợp với lực lượng của địa phương chuẩn bị phương tiện sẵn sàng giúp đỡ thực hiện việc di dời sơ tán dân khi chuẩn bị phương tiện sẵn sàng giúp đỡ thực hiện việc di dời sơ tán dân khi có yêu cầu; cùng địa phương triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống khi bão đổ bộ vào bờ.

Đồng thời, Bộ Ngoại giao có công hàm gửi cho các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực thông báo, tạo điều kiện giúp đỡ cho tàu thuyền, ngư dân của Việt Nam vào tránh, trú bão. Các Bộ Thông tin và Truyền thông, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế và các bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương làm tốt các việc như đảm bảo an toàn cho khách du lịch, duy trì thông tin liên lạc, đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, công trình khai thác dầu khí trên biển, dự trữ nguồn lương thực, thực phẩm, cơ số thuốc, sẵn sàng giúp đỡ địa phương khi có yêu cầu.

Ban Chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ, bão, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp đối phó kịp thời; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các tình huống khẩn cấp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa lũ, bão, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời cho Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, các cơ quan thông tin đại chúng và các bộ, ngành liên quan để chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của mưa, lũ, bão cho các địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng, tránh.

Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thời lượng đưa tin, thường xuyên thông báo diễn biến thiên tai cho các bộ, ngành, địa phương và nhân dân biết để chủ động phòng, tránh./.

TTXVN/Vietnam+
Từ khóa:

Tin liên quan

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

(TITC) – Ngày 14/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 2134/BVHTTDL-PC về việc tăng cường thực thi hiệu quả Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), triển khai Chiến lược quốc gia về PCTHTL và Nghị quyết số 173/2024/QH15 của

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Xem tiếp

Tin nổi bật

Bộ VHTTDL hưởng ứng Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037773

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC