Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 10/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Vẻ đẹp Việt
  • /
  • A Pa Chải: Miền tiên cảnh ngã ba biên giới – “Một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”

A Pa Chải: Miền tiên cảnh ngã ba biên giới – “Một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe”

Cập nhật: 05/05/2021

Đến với miền tiên cảnh A Pa Chải, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc, du khách ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của nơi này.

Nhiều bạn trẻ đến đây cũng vì lý do: chỉ cần “Một tiếng gà gáy, cả ba nước cùng nghe!”.

Ảnh: N.Q

Cột mốc A Pa Chải được đặt trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800 m so với mực nước biển, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé; cách TP. Ðiện Biên Phủ khoảng 270 km về phía Tây, đi theo hướng quốc lộ 12 và 4H.

Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải nằm ở khu vực biên giới trọng yếu liên quan mật thiết tới quân sự - quốc phòng địa phương cũng như an ninh quốc gia. Vì vậy, khách du lịch muốn tới đây, cần có sự đồng ý của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ðiện Biên.

Đường lên cột mốc. Ảnh: N.Q

Tuy nhiên, khi đã hoàn thiện các thủ tục cần thiết thì việc chinh phục cột mốc A Pa Chải lại cực kỳ đơn giản. Du khách chỉ cần liên hệ tới Ðồn Biên phòng A Pa Chải - đơn vị chủ quản khu vực này, sẽ được cung cấp các dịch vụ cơ bản, cần thiết để lên thăm cột mốc dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

Hành trình đến với cột mốc A Pa Chải là dịp du khách trải nghiệm về chinh phục thiên nhiên, thể hiện lòng quyết tâm, sức mạnh thể lực và mang lại cho du khách niềm tự hào về khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia. Ðặc biệt, khi đến đây vào buổi chiều mùa hè, du khách có dịp được trải nghiệm vẻ đẹp hoàng hôn phiêu bồng của miền biên viễn hùng vĩ, hoang sơ.

Chiều về, A Pa Chải bồng bềnh trong biển mây trắng tựa bông. Ảnh: Vân Anh

Hiện nay đường đi lên cột mốc ngã ba biên đã được đầu tư xây dựng đường bê tông, kéo dài tới sát chân mốc, đảm bảo cho phương tiện đi lại ngay cả trong mùa mưa. Đường từ Ðồn biên phòng A Pa Chải đến cột mốc dài khoảng 11 km, trong đó khoảng 7 km đã được đổ bê tông, còn lại khoảng 4 km đường đất. Nhờ vậy mà hành trình của du khách ngắn hơn trước rất nhiều, chỉ mất khoảng gần 1 giờ di chuyển bằng xe máy và đi bộ khoảng 600 bậc cầu thang.

Ảnh: N.Q

Du khách đến trải nghiệm cột mốc ngã ba biên có thể lưu lại vài ngày, ở Nhà khách của Ðồn Biên phòng A Pa Chải, hoặc nhà dân để đi chơi chợ lối mở, thăm bản văn hóa, tìm hiểu đời sống, phong tục, văn hóa ẩm thực của bà con Hà Nhì hiếu khách nơi đây. A Pa Chải có nhiều đặc sản như rau rừng, măng rừng, xôi nương, gà đen, lạp xưởng, thịt lợn sấy... Mỗi món ăn để lại một hương vị khó quên trong lòng du khách.

Như Ngọc

Tạp chí Du lịch Tp.HCM
Từ khóa: A Pa Chải, cột mốc, gã ba biên giới, Miền tiên cảnh

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79033256

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC