Chuyển đến nội dung
Thứ 6, ngày 09/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Chương trình dự án
  • /
  • An Giang: Tạo động lực phát triển thành phố vùng biên

An Giang: Tạo động lực phát triển thành phố vùng biên

Cập nhật: 15/09/2023

TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) có vị trí đặc biệt về thương mại, kinh tế biên giới, du lịch (DL) và là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU và Kết luận 23-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển TP. Châu Đốc, những năm qua, thành phố đã thực hiện đầy đủ các mục tiêu, định hướng lớn, đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện.

Đột phá phát triển

Những năm qua, TP. Châu Đốc thể hiện ngày càng rõ nét vai trò trung tâm thương mại, dịch vụ, DL, cửa ngõ giao thương quan trọng của tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Lượng khách tham quan hàng năm đạt trên 4 triệu lượt khách (tăng bình quân gần 7,1%/năm).

Thành phố vận dụng tốt các cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn vốn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong triển khai công tác xúc tiến thương mại; đầu tư nâng chất hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng tiện ích và đưa vào khai thác với nguồn hàng phong phú, đa dạng, đảm bảo cung ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân và du khách, doanh thu thông qua chợ tăng bình quân 11,47%/năm, vượt so kế hoạch (10%/năm).

Được sự hỗ trợ của tỉnh, TP. Châu Đốc tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KTXH), xây dựng hệ thống giao thông nội bộ thông suốt, tăng cường chỉnh trang đô thị gắn với phát triển đô thị theo hướng văn minh, xanh - sạch - đẹp.

Chủ động tạo quỹ đất để mời gọi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới, quy hoạch đón đầu công trình Trung ương đầu tư trên địa bàn, như: Đường Châu Đốc - Tịnh Biên; kết nối các địa phương để xây dựng đô thị trục Châu Phú - Châu Đốc - Tịnh Biên, Châu Đốc - An Phú - Khánh Bình, Châu Đốc - Tân Châu - Vĩnh Xương trở thành những vùng kinh tế động lực của tỉnh.

Thành phố đầu tư nâng cấp hạ tầng phát triển du lịch

Giai đoạn 2020 - 2025, thành phố tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng KTXH, gắn với chỉnh trang đô thị, từng bước xây dựng đô thị DL thông minh, hiện đại, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II, đầu tư xây dựng các tiêu chí đô thị loại I, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, tạo đột phá trong phát triển KTXH địa phương.

Để phát huy thế mạnh về DL của TP. Châu Đốc, tỉnh có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho ý kiến lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 4 dự án phát triển hạ tầng DL thành phố với tổng mức đầu tư 1.817 tỷ đồng vào danh mục Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng DL, giai đoạn 2016 - 2025, gồm: Tuyến đường vòng Công viên văn hóa núi Sam kết hợp bãi đỗ xe; nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Hồng Phong (đoạn từ Đường tỉnh 955A đến Quốc lộ N1); nâng cấp, mở rộng đường Hoàng Đạo Cật và xây dựng tuyến đường dẫn cầu Cồn Tiên đến khu Công viên văn hóa núi Sam…

Tiếp tục nâng cao vị thế

“Những kết quả đạt được không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh, mà còn là điều kiện quyết định sự thay đổi diện mạo và nâng cao vị thế của Châu Đốc trở thành một thành phố năng động, đạt tiêu chuẩn đô thị loại II. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba về phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Đây là nền tảng quan trọng để Châu Đốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới” - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Lâm Quang Thi nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đánh giá, những năm qua, chất lượng cuộc sống của TP. Châu Đốc được nâng lên rõ rệt, nhiều chỉ tiêu KTXH của thành phố vượt cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, làm thay đổi diện mạo và nâng cao vị thế của Châu Đốc, vươn lên trở thành thành phố năng động, là trung tâm dịch vụ, thương mại, DL của tỉnh.

“Thời gian tới, Ban cán sự Đảng, UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, công việc và lộ trình thực hiện, cân đối nguồn lực để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển TP. Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, để Châu Đốc tiếp tục phát triển trong thời gian tới” - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang cho rằng, Nghị quyết 04-NQ/TU và Kết luận 23-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ý nghĩa rất quan trọng, tạo động lực phát triển cho Châu Đốc. Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để xây dựng và phát triển TP. Châu Đốc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Châu Đốc xác định quan điểm: “Phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; DL là ngành kinh tế chủ đạo. Phát triển DL tâm linh gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống địa phương. Xây dựng và phát triển TP. Châu Đốc trở thành đô thị DL thông minh, hiện đại, mang đậm bản sắc sông nước của miền Tây Nam Bộ và thích ứng với biến đổi khí hậu”.

“Xác định nhiệm vụ xây dựng, phát triển TP. Châu Đốc có ý nghĩa quan trọng trong tổng thể phát triển chung của tỉnh, thời gian tới, các sở, ban, ngành và thành phố phối hợp chặt chẽ trong tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nghị quyết, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tạo chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực để Châu Đốc tăng tốc phát triển. Tập trung các giải pháp nhằm khơi thông, khai thác hiệu quả các nguồn lực để phục vụ yêu cầu phát triển. Giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, láng giềng, hữu nghị với các địa phương của Vương quốc Campuchia” – Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang lưu ý.

Thu Thảo

Báo An Giang – baoangiang.com.vn – Đăng ngày 12/9/2023
Từ khóa: An Giang, động lực phát triển, thành phố vùng biên

Tin liên quan

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Không gian phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) không chỉ lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô mà còn chứa đựng những tiềm năng về du lịch. Làm sao để khai thác du lịch xứng tầm, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp

Hương ước của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (Đắk Lắk)

Trong quá trình đô thị hóa, hương ước phát huy vai trò vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, vừa cân bằng nhịp sống của buôn du lịch cộng đồng Akŏ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Nâng tầm thương hiệu du lịch Việt Nam từ dòng khách cao cấp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Xem tiếp

Tin nổi bật

“Đánh thức” tiềm năng du lịch phố cổ Hà Nội

Du lịch “về nguồn” qua di tích thời kháng chiến chống Pháp

Bắc Kạn gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Lộc An khởi điểm cho du lịch cộng đồng

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025: Công nghệ xanh để đại dương bền vững

Xem nhiều nhất

Enchanting journey to Binh Chau Beach
Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79032969

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC