Chuyển đến nội dung
Thứ 7, ngày 17/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • APEC cùng hành động vì tương lai bền vững của các loài hoang dã

APEC cùng hành động vì tương lai bền vững của các loài hoang dã

Cập nhật: 24/10/2014

Từ ngày 21 đến 23/10, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Cơ quan quản lý CITES Hoa Kỳ và Ngân hành Phát triển châu Á tổ chức hội thảo APEC về giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép.
Ảnh minh họa: TTXVN

Trong cộng đồng kinh tế năng động bao gồm 21 nền kinh tế nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các thành viên của APEC cũng đang phải đối mặt với vấn nạn buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn lực căn bản để phát triển kinh tế của đất nước.

Là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, phong phú, đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, nhưng Việt Nam đồng thời cũng là nước bị ảnh hưởng lớn do các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã qua biên giới.

Chính vì vậy, việc tổ chức Hội thảo APEC về giảm cầu sử dụng động vật hoang dã trái phép như phát biểu của ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp là cơ hội để các nền kinh tế APEC cùng nhau hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, thấu hiểu và tương trợ để cùng nhau đẩy lùi vấn nạn buôn bán các loài hoang dã trái phép liên khu vực.

Tại Hội thảo, ông Ngãi cũng chia sẻ những thành công quan trọng của Việt Nam trong việc thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã như: Sửa đổi Bộ luật Hình sự để tăng hình phạt đối với tội phạm các loài hoang dã; xây dựng chương trình hành động quốc gia về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã đến năm 2020; Chương trình quốc gia về giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác, đến nay nhu cầu sử dụng sừng tê giác đã giảm 38%.

Ở góc độ quốc tế, ông Joakim Parker, Trưởng đại diện Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế cũng đánh giá cao những nỗ lực về kiểm soát buôn bán các loài hoang dã của Việt Nam, nhất là việc thực hiện các cam kết quốc tế ngay sau Tuyên bố Luân Đôn với việc ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 20/2/2014 về việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng và nhận thức của toàn xã hội về bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp.

Thông qua hội thảo lần này, ông Joakim Parker cũng kêu gọi Việt Nam tiếp tục vai trò quan trọng của mình trong việc giảm cầu sử dụng động vật hoang dã không chỉ trong các quốc gia ASEAN mà còn hướng tới khu vực APEC với tư cách là một quốc gia năng động trong phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về thực trạng và xu hướng khai thác, buôn bán, vận chuyển các loài hoang dã, bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang thực hiện các chương trình giảm cầu động vật hoang dã; xác định các giải pháp cốt lõi và xây dựng các thông điệp thiết thực, hướng tới thực hiện mục đích chung của APEC vì một tương lai bền vững của các loài hoang dã.

ThienNhien.Net
Từ khóa:

Tin liên quan

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

(TITC) – Ngày 12/5, tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học với chủ đề “Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

(TITC) – Ngày 14/5, tại thành phố Bắc Kạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác bảo vệ môi trường trong

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Chuyện “mái ấm” của hải âu trên đảo Đá Lớn

Xem tiếp

Tin nổi bật

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Bắc Kạn: Hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79036908

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC