Chuyển đến nội dung
Thứ 2, ngày 19/05/2025
|
English
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • /
  • Tin tức, sự kiện
  • /
  • Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có vườn san hô nhân tạo tại khu vực biển Chí Linh

Bà Rịa – Vũng Tàu sắp có vườn san hô nhân tạo tại khu vực biển Chí Linh

Cập nhật: 27/09/2024

TDG Group, chủ đầu tư The Maris Vũng Tàu sẽ triển khai Vườn rạn san hô nhân tạo tại khu vực biển Chí Linh trong thời gian tới. Đề án này được sự ủng hộ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản cũng như tạo thêm một loại hình sản phẩm du lịch mới cho du khách đến thành phố biển.

Để tăng cường bảo vệ hệ sinh thái biển, rạn san hô, hiện nay trên thế giới hay tại Cát Bà (Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định đã tiến hành thả rạn nhân tạo. Rạn nhân tạo là giải pháp kỹ thuật được thả xuống đáy biển nhằm tăng cường, bổ sung nơi lưu trú cho các loài hải sản từ cá, tôm, đến các loài san hô và tảo biển sinh sống phát triển, nên có ý nghĩa lớn trong bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học biển.

TDG Group, chủ đầu tư The Maris Vũng Tàu sẽ triển khai vườn rạn san hô nhân tạo tại khu vực biển Chí Linh, vùng biển ven bờ khu vực phía Nam Mũi Nghinh Phong.

Ngoài ra, rạn nhân tạo giúp thay đổi hình thức khai thác (lặn biển, câu giải trí…), tạo sinh cảnh, chống xói mòn, sự tàn phá của bão, sóng và chống khai thác quá mức. Vật liệu được sử dụng để xây dựng rạn thường là những vật liệu bền vững, không gây hại cho môi trường, như bê tông không chứa chất độc hại.

Theo chuyên gia, rạn nhân tạo được áp dụng không chỉ có tác dụng làm nơi cư trú cho sinh vật biển, gia tăng đa dạng sinh học, một số dự án đã ứng dụng rạn nhân tạo cho các mục đích khác như gây bồi, tạo bãi, tiêu tán năng lượng sóng, phòng chống xói lở bờ biển

Được biết, khu vực biển Chí Linh, vùng biển ven bờ khu vực phía Nam Mũi Nghinh Phong sẽ được trồng san hô nhân tạo, việc này sẽ giúp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản kết hợp thành lập mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển mô hình lặn biển, các mô hình dịch vụ thể thao biển cao cấp, chuyển đổi ngành nghề mới cho ngư dân đánh bắt cá ven bờ tại thành phố Vũng Tàu.

Qua quá trình giám sát đánh giá hiện trạng khu vực biển Chí Linh, TDG Group đã đề xuất khu vực thả rạn nhân tạo, từ đó thu hút các loại sinh vật biển về trú ngụ, tăng cường làm sạch môi trường biển, tổ chức các tuyến, tour lặn biển ngắm san hô, câu cá biển… Khi hoàn thành The Maris Vũng Tàu sẽ là nơi đầu tiên mà du khách có thể tham gia lặn ngắm san hô và hệ sinh thái biển đa dạng ngay trong nội đô thành phố... Bên cạnh đó, dự án cũng tích hợp nhiều loại hình du lịch, giải trí khác gắn liền với biển như: flyboard, cloudsurf, jeski, chèo sup, lướt sóng cano dành cho du khách.

Theo chủ đầu tư TDG Group, việc được tin tưởng giao trọng trách thí điểm và phát triển “vườn san hô” khoẻ mạnh chính là minh chứng cho chất lượng không khí trong lành và vùng biển sạch tại khu vực Chí Linh nói chung và The Maris Vũng Tàu nói riêng.

Báo Bà Rịa – Vũng Tàu – baobariavungtau.com.vn – Đăng ngày 25/09/2024
Từ khóa: biển Chí Linh, The Maris Vũng Tàu, Vũng Tàu, vườn san hô

Tin liên quan

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Thị trường tín chỉ carbon đang được kỳ vọng trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp Việt Nam hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không những thế, thị trường carbon còn giúp doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Rừng ngập mặn

Du lịch Đà Nẵng vào mùa cao điểm: Điểm đến văn minh, thân thiện

Trong những ngày qua, người dân khắp nơi trên cả nước cũng như du khách quốc tế về Đà Nẵng để tham quan, đón chào các sự kiện “Mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025”.

Điện Biên: Phê duyệt đề cương thành lập Vườn Quốc gia Mường Nhé

Cô Tô phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường

Độc đáo bức tranh “Cá chép vượt vũ môn” trên cánh đồng lúa Tam Cốc, Ninh Bình

Xem tiếp

Tin nổi bật

Để tín chỉ carbon làm tài sản bảo đảm

Sóc Trăng tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025

Bắc Kạn: Tập huấn bảo vệ môi trường trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Chìa khóa phát triển đại dương bền vững

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương: Hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2025.

Xem nhiều nhất

Bình Định: Triển khai các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học
Enchanting journey to Binh Chau Beach
Kiên Giang: Bảo tồn động vật hoang dã ở Vườn quốc gia U Minh Thượng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam
Bình Định: Bảo tồn đa dạng sinh học để phát triển bền vững
No posts found

Cơ quan chủ quản: CỤC DU LỊCH QUỐC GIA VIỆT NAM

Đơn vị thực hiện: TRUNG TÂM THÔNG TIN DU LỊCH

Địa chỉ: Số 33, ngõ 294/2 đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Chịu trách nhiệm nội dung: Trung tâm Thông tin du lịch

Giấy phép số: 78/GP-TTĐT cấp ngày 29 tháng 5 năm 2020

Lượt truy cập:

79037600

DANH MỤC CHÍNH

  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
  • Trang chủ
  • Tin tức, sự kiện
  • Du lịch xanh
  • Biến đổi khí hậu
  • Văn hoá, di sản
  • Chương trình dự án
  • Mô hình, kinh nghiệm
  • Phóng sự ảnh
  • Video
nentangso
ic-dulichvn-org
ic-vietnam-travel
ic-moitruogndulich-vn
© TITC